Để được giải đáp thắc mắc “đau đầu nên uống gì?”, bạn hãy tham khảo các loại nước uống được chuyên gia khuyên dùng dưới đây.
Đau đầu nên uống gì? - Tăng cường uống đủ nước
Nước uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các tế bào và bộ phận ở trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước lọc cũng có khả năng làm giảm các cơn đau đầu bằng cách duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc mất nước cũng có thể gây ra một số triệu chứng cho cơ thể, trong đó bao gồm cả tình trạng đau đầu. Vậy uống gì để giảm đau đầu? Việc uống nước lọc là một cách đơn giản để giữ cho cơ thể bạn đủ nước, ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau đầu.
Đau đầu nên uống gì là tốt nhất? - Nước lọc Giảm đau đầu bằng trà gừng
Cách trị đau đầu bằng gừng hay trà gừng là phương pháp có tác dụng giảm đau đầu ngay lập tức. Do trong gừng có chứa các hoạt tính chống viêm, giúp giảm những cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cơ thể được thư giãn, các mạch máu cũng vì vậy mà lưu thông tốt hơn.
Theo đó, bạn hãy giã nhỏ gừng rồi cho vào trong một cốc nước nóng. Sau đó, bạn có thể cho thêm mật ong và chanh vào để uống.
Nước chanh ấm
Khi xuất hiện những cơn đau nửa đầu, hệ tiêu hóa thường sẽ hoạt động chậm lại. Hàm lượng vitamin C có trong nước chanh sẽ giúp làm sạch cơ thể và khởi động lại hệ tiêu hóa.
Nước chanh ấm có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả Thức uống trị đau đầu từ bạc hà
Bạc hà rất có lợi cho những người thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ. Hàm lượng dược chất có trong trà bạc hà giúp kiểm soát sự lưu thông máu trong cơ thể, làm xoa dịu các cơn đau do căng thẳng và mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, sử dụng nước hoặc trà bạc hà là một trong những cách làm giảm đau đầu nhanh chóng.
Nước húng quế
Uống gì giảm đau đầu? Nước húng quế là thức uống trị đau đầu hiệu quả mà bạn có thể sử dụng. Húng quế vốn là một loại thảo mộc có mùi thơm, hay được làm gia vị cho các món ăn. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết húng quế có tác dụng làm giảm những cơn đau đầu rất hiệu quả. Tính chất giảm đau của húng quế sẽ giúp bạn xoa dịu các cơn đau trong vòng vài phút.
Cà phê
Trong cà phê có chứa một lượng lớn caffeine. Đây là một trong số những thành phần chứa những hoạt chất thường có ở trong thuốc giảm đau đầu như aspirin, midol… Chính vì vậy, cà phê có tác dụng làm giảm áp lực thần kinh và ngăn ngừa các cơn đau một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều cà phê bởi sẽ gây ra các tác dụng phụ đối với cơ thể và làm tăng tần suất của các cơn đau đầu.
Coca Cola
Cocacola là một loại siro trị đau đầu, giúp đem lại cảm giác sảng khoái cho người bệnh. Cocacola còn là một loại thức uống giải khát rất quen thuộc đối với thế giới hiện nay.
Trong Cocacola có chứa chiết xuất từ lá và quả của Kola - đây là loại cây chỉ có trong rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và có chứa một lượng đáng kể cafein và cocain. Đây đều là những thành phần nổi bật có tác dụng đẩy lùi căng thẳng mệt mỏi hiệu quả. Tuy hiện nay lượng cocaine có trong Coca Cola đã được loại bỏ nhưng hàm lượng caffein trong loại thức uống này cũng mang lại hiệu quả cao trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu.
Trà xanh, trà đen
Hàm lượng dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa có trong trà đen và trà xanh có tác dụng kích thích hệ thần kinh và não bộ một cách hiệu quả bằng việc làm thuyên giảm các cơn đau đầu do căng thẳng. Bên cạnh đó, lượng caffeine có trong các loại trà này còn có tác dụng trong việc giảm đau đầu lâu dài.
Đau đầu có thể uống trà xanh Trà thảo mộc
Uống gì để giảm đau đầu? Nếu như bạn đang băn khoăn không biết đau đầu nên sử dụng thức uống gì thì trà thảo mộc hay trà thảo dược giảm đau đầu chính là một sự lựa chọn phù hợp. Chính bởi chúng có chứa các thành phần giảm đau và tác dụng ngậm nước nên chúng có thể cải thiện các triệu chứng đau đầu do căng thẳng, stress một cách hiệu quả. Sử dụng trà thảo mộc sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu và ít gây ra tác dụng phụ hơn so với việc dùng thuốc tây.
Vậy đau đầu nên uống gì? Trên đây là danh sách của một số loại nước mà bạn có thể sử dụng khi bị những cơn đau đầu hoành hành mà không biết uống gì để giảm đau đầu. Trong trường hợp nếu như tình trạng bệnh lý không có sự thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời nhé.
Xem thêm:
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp