Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ lâu, gừng đã được khuyến cáo là một phương thuốc tại nhà làm dịu chứng khó tiêu, buồn nôn và đau dạ dày. Tuy nhiên, các cách trị đau đầu bằng gừng cũng được nhiều người sử dụng rộng rãi.
Vậy có những cách trị đau đầu bằng gừng nào để giảm bớt các triệu chứng đau đầu và đâu là phương pháp hiệu quả nhất để sử dụng. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, bạn hãy theo dõi chi tiết ở bài sau. Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu đau đầu hay còn gọi là nhức đầu là gì nhé!
Gừng có chứa một loại dầu tự nhiên chịu trách nhiệm về cả hương vị và lợi ích sức khỏe của nó. Các hợp chất hóa học có trong loại dầu này là gingerols và shogaols, có tác dụng chống viêm và giảm đau.
Ngoài ra, gừng cũng có hiệu quả trong việc điều trị buồn nôn và nôn, hai triệu chứng liên quan đến các cơn đau đầu. Chất chiết xuất từ gừng cũng có thể làm tăng serotonin, một chất truyền tin hóa học liên quan đến các cơn đau đầu. Khi tăng mức serotonin trong não của bạn có thể giúp ngăn chứng đau đầu bằng cách giảm viêm và hạn chế mạch máu đông.
Đau đầu thường xuyên là căn bệnh xảy ra phổ biến trong cuộc sống. Trong y học cổ truyền Việt Nam có lưu truyền một số phương pháp trị đau đầu bằng gừng hiệu quả giảm đau rất tốt. Dưới đây là tổng hợp những cách trị đau đầu bằng gừng:
Hầu hết, các nghiên cứu về tác dụng có lợi của gừng khi trị chứng đau đầu, đều sử dụng các chất bổ sung có chứa chiết xuất của gừng hoặc bột gừng khô. Do đó, bổ sung viên nang có chứa gừng có khả năng làm giảm các triệu chứng đau đầu. Liều này bạn có thể uống lặp lại 1 đến 2 lần.
Một trong những cách trị đau đầu bằng gừng hiệu quả là xoa bóp dầu gừng lên thái dương.
Đối với những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu do căng thẳng, bạn hãy thử xoa bóp vài giọt dầu gừng lên thái dương, trán và sau gáy. Bạn hãy sử dụng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Hương thơm từ dầu gừng Thái Dương cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn thường xảy ra với chứng đau nửa đầu.
Bạn hãy thử nhỏ một giọt lên khăn giấy, gạc bông giòn và hít vào. Bạn cũng có thể thử thêm một đến hai giọt tinh dầu vào bồn tắm nước ấm hoặc máy xông tinh dầu. Tinh dầu gừng nguyên chất bạn có thể dễ dàng tìm ở các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng trực tuyến.
Viên ngậm gừng thường chứa một lượng nhỏ bột gừng hoặc chất chiết xuất từ gừng. Viên ngậm gừng là một lựa chọn tốt nếu bạn không muốn uống thuốc, uống trà hoặc các chất lỏng khác. Khi bị đau đầu bạn hãy thử một viên kẹo gừng khi cơn đau đầu xuất hiện khiến bạn khó chịu. Bạn hãy dùng viên ngậm gừng 1 đến 2 lần mỗi ngày để trị đau đầu.
Uống trà gừng là một cách ngon miệng để giúp làm dịu cơn đau đầu. Bạn hãy thử uống trà khi cơn đau đầu của bạn mới bắt đầu. Nếu cần thiết, hãy uống cốc khác vào khoảng 1 đến 2 giờ sau đó.
Bạn có thể mua túi pha trà sẵn được bán ở các siêu thị hoặc các hiệu thuốc. Bạn cũng có thể chuẩn bị ở nhà theo cách sau:
Dùng gừng làm gia vị cho bữa ăn là một cách trị đau đầu hiệu quả. Bạn có thể thêm gừng tươi hoặc bột gừng khô vào các món ăn như: Cá hấp xì dầu, gà hấp lá chanh, rau cải xào gừng, nhưng hãy nhớ rằng mùi vị của gừng khi chế biến món ăn sẽ khác một chút.
Khi nói đến gừng, uống nhiều chưa chắc đã giúp bệnh tình của bạn tốt hơn. Sử dụng không đúng cách có khả năng bị tác dụng phụ nhẹ như ợ chua, dạ dày bị khó chịu. Vì thế, khi chữa trị đau đầu bằng gừng, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau đây:
Trên đây là tổng hợp các cách trị đau đầu bằng gừng và các lưu ý khi sử dụng gừng trị đau đầu tại nhà. Hiệu quả dùng gừng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, nếu bệnh tình không thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.