Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương yếu là gì? Dấu hiệu cảnh báo xương yếu ra sao? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị như thế nào? Bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này cho quý độc giả.
Xương yếu là tình trạng mật độ xương bị suy giảm làm tăng nguy cơ gãy xương cũng như các bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo xương yếu sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời từ đó tránh được những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xương yếu là bệnh lý xảy ra khi có sự suy giảm mật độ xương bởi mật độ xương được xem là chỉ số giúp đánh giá khối lượng khoáng chất trong xương, độ vững chắc cũng như khả năng chịu lực của xương đối với các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến xương yếu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình lão hóa của cơ thể, hệ xương không được cung cấp đủ khoáng chất cần thiết khiến cho quá trình huỷ xương diễn ra với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với quá trình tạo xương mới.
Hầu hết người bệnh xương yếu thường phát triển từ loãng xương, quá trình lão hóa của cơ thể và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Ngoài ra, một số thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ xương yếu.
Bởi xương yếu thường phát triển từ loãng xương, chính vì thế người bệnh xương yếu thường có những triệu chứng tương tự với dấu hiệu loãng xương. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo xương yếu, bạn đọc có thể tham khảo:
Xương yếu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo xương yếu, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bạn đang gặp phải.
Chẩn đoán bệnh xương yếu bao gồm chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng
Về chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng của người bệnh thông qua một số yếu tố đặc tính và mức độ đau nhức xương khớp, đánh giá các hoạt động khiến cơn đau tăng, đánh giá nguy cơ biến dạng cột sống và gãy xương, khai thác cũng như đánh giá các triệu chứng toàn thân.
Về chẩn đoán cận lâm sàng: Dựa trên chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các kỹ thuật thăm dò cận lâm sàng như:
Sau khi đưa ra chẩn đoán cũng như xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó và tình trạng sức khỏe toàn thân của người bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Một số phương pháp điều trị xương yếu phải kể đến như:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể (đặc biệt là canxi, magie, protein và vitamin D) là một trong những phương pháp điều trị xương yếu hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày để giúp cho việc hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể: Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Đối với những người xương yếu, xương bị mỏng đi và rất dễ bị gãy. Do vậy, cần chủ động phòng ngừa té ngã bằng cách hoạt động sinh hoạt cẩn thận và an toàn.
Một số biện pháp chăm sóc và giảm đau
Trong trường hợp xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài âm ỉ và dai dẳng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc
Khi điều trị bệnh xương yếu, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau paracetamol, thuốc calcitonin, biphosphonat, kháng thể đơn dòng denosumab, thuốc thúc đẩy xương phát triển như teriparatide…
Có thể thấy rằng, dấu hiệu cảnh báo xương yếu tương tự với các dấu hiệu của bệnh loãng xương. Chính vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường như trong bài chia sẻ hôm nay của Nhà thuốc Long Châu, hãy đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị bạn nhé. Mong rằng, bạn sẽ luôn tin tưởng và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.