Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Dấu hiệu nhận biết trà bị mốc và các trạng thái trà bị biến chất không nên uống

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trà là thực phẩm được nhiều người yêu thích thưởng thức. Trà bị mốc là hiện tượng dễ xảy ra nhất khi dùng. Vậy chúng ta cần nắm một số dấu hiệu của trà đã bị hỏng để bảo vệ sức khoẻ.

Trà là một trong những thức uống được người Việt yêu thích sử dụng. Hiện nay trên thị trường, các loại trà cao cấp như trà tuyết, trà lài đã xuất khẩu sang nước ngoài và là niềm tự hào của nông dân Việt. Thực tế bảo quản trà không khó tuy nhiên tình trạng trà bị mốc là hiện tượng dễ xảy ra và buộc phải tinh ý để biết cách bảo vệ sức khỏe khi uống trà.

Uống trà mỗi ngày có tốt không?

Uống trà tương tự như việc uống cà phê bởi thức uống này duy trì được sự tỉnh táo, nâng cao năng suất làm việc. Trong trà, đặc biệt là trà xanh có nhiều chất chống oxy hoá và đây chính là hoạt chất ngăn quá trình lão hoá sớm xảy ra, bảo vệ hệ tim mạch.

Trà bị mốc: Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ 1
Trà tốt cho sức khoẻ khi tiêu thụ lượng vừa phải

Bên cạnh đó, uống trà sẽ giúp kiểm soát cân nặng rất tốt, chúng giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng vậy nên thức uống này phù hợp cho những ai muốn giảm cân. Tuy nhiên uống trà chỉ tốt khi uống với liều lượng vừa đủ. Tương tự như trà bị mốc, uống trà nhiều quá ảnh hưởng xấu cho sức khỏe:

  • Cơ thể kém hấp thụ sắt: Trong trà có chứa nhiều chất tanin, chính chúng phản ứng cùng sắt trong cơ thể từ đó cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn. Vậy nên những ai nghiện uống trà rất dễ bị thiếu sắt và chỉ số hồng cầu giảm nhanh.
  • Tâm trạng bồn chồn: Thành phần chủ yếu của trà là caffeine và đây là chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, duy trì tâm trí tỉnh táo ở mức cao nhất. Một khi bạn bổ sung hàm lượng lớn caffeine thì cơ thể ngay lập tức rơi vào tình trạng bồn chồn, lo lắng quá mức.
  • Mất ngủ, đau đầu: Uống trà nhiều hơn 700ml mỗi ngày sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ. Bởi caffeine của trà ngăn hoạt động tạo mới melatonin, loại hormone này có vai trò duy trì giấc ngủ sâu. Đặc biệt caffeine cần chuyển hoá sau khoảng 6 tiếng vậy nên uống trà sau 3 giờ chiều sẽ khiến bạn mất ngủ. Ngoài ra khi cơ thể tiêu thụ lượng trà quá nhiều thì cơn đau đầu sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Trà bị mốc: Dấu hiệu nhận biết

Có nhiều loại trà như trà xanh, trà đen thì trà xanh được đánh giá là dễ bị biến chất nhất nếu không bảo quản đúng cách. Thực tế dù là loại trà nào nếu chúng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao hay không khí ẩm thì chất lượng trà sẽ giảm nghiêm trọng. Các chuyên gia đánh giá chỉ nên tiêu thụ trà xanh tối đa là 6 tháng.

Trà bị mốc: Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ 2
Trà bị mốc thực sự dễ xảy ra nếu bảo quản không đúng cách

Vậy đâu là dấu hiệu trà bị mốc cần nắm?

  • Túi hay lá trà có mùi hôi khác lạ, hăng hoặc mất mùi.
  • Trên lá trà xuất hiện màu sắc lạ như đốm trắng.
  • Khi pha trà, nước trà có màu sắc lạ không như ban đầu.

Ngoài ra hiện nay sản phẩm trà xanh được đóng gói đều có ghi rõ hạn sử dụng. Bạn chỉ nên dùng sản phẩm khi còn hạn, đặc biệt trước khi uống trà hãy dùng khứu giác để ngửi mùi hương của trà khi uống, ngay cả khi chúng còn hạn nhưng không còn thơm thì hãy dừng dùng.

Các trạng thái trà bị biến chất không nên uống

Sau khi nắm một số dấu hiệu của trà bị mốc, ta cùng tìm hiểu về một số lưu ý khi uống trà giúp bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Một số trạng thái trà sau đây tuyệt đối không được sử dụng:

Trà nước đầu

Đây là loại trà mà bạn vừa cho nó vào ấm, đổ nước sôi vào và khi chắt ra được gọi là trà nước đầu. Hiện nay để sản xuất ra trà cần nhiều công đoạn gia công và chắc hẳn sẽ có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản. Vậy khi pha trà, nên bỏ nước đầu bởi đây là bước rửa chè.

Trà lạnh

Có lý do tại sao chúng ta thường uống trà ấm bởi chúng tạo sự sảng khoái, thư giãn cho tinh thần. Đặc biệt khi thời tiết trở lạnh thì uống trà ấm khiến bạn giữ ấm cơ thể tốt hơn. Việc uống trà lạnh dễ gây ra nhiều tác dụng phụ như cơ thể bị nhiễm lạnh.

Trà bị mốc: Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ 3
Trà lạnh không tốt cho sức khoẻ

Trà tự chế biến

Tương tự như trà bị mốc, uống trà bị cháy rất hại. Ngoài những người sử dụng sản phẩm trà đến từ thương hiệu, được đóng gói sẵn, một số khác thích uống trà tự chế biến. Sao trà là một trong những phương pháp giúp lá trà khô nhanh. Tuy nhiên nếu trà được chế biến ở mức nhiệt quá cao, trà bị cháy. Uống chúng không còn tốt mà còn gây độc cho cơ thể, có khả năng bị ung thư cao nếu uống trà loại này lâu dài.

Trà quá nóng

Có nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi pha. Thực tế đây không phải là cách thưởng thức hương vị trà hoàn hảo nhất. Lúc này nhiệt độ nước trà quá nóng nên khi uống vào sẽ kích thích cổ họng, thực quản hay gây bệnh dạ dày. Vậy nên cần đợi trà có nhiệt độ dưới 56 độ C thì bạn có thể tha hồ thưởng thức.

Trà đặc

Khi uống trà đặc, cơ thể đang nạp vào một lượng lớn caffeine, theophylline kích thích mạnh hệ thần kinh. Chính đặc tính này khiến bạn dễ mất ngủ, đau đầu, ù tai, đau dạ dày. Đặc biệt tuyệt đối không uống trà để qua đêm. Bởi sau thời gian dài ở điều kiện thường, vi khuẩn rất dễ sản sinh gây hại cho sức khỏe. Chưa kể lượng lớn axit tannic còn lại trong trà sẽ rất hại cho dạ dày và ruột.

Trên đây là những chia sẻ về trà bị mốc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về trà và có cho bản thân cách nhận biết trà phù hợp để biết đâu là loại trà nên uống và không.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin