Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị ngộ độc Ivermectin

Ngày 20/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngộ độc Ivermectin không quá xa lạ nhưng có lẽ cũng còn khá mới mẻ với nhiều người. Nếu bạn vẫn chưa biết đây là bệnh gì thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy!

Ivermectin là loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì người dùng cũng sẽ bị ngộ độc Ivermectin nếu sử dụng sai cách. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Hiện nay Ivermectin thường được trình bày dưới dạng viên nén màu trắng, tròn, đóng trong gói vỉ nhôm.

Ivermectin là gì?

Ivermectin là một chất dẫn bán tổng hợp thuộc họ Avermectin. Phổ hoạt động của Ivermectin khá rộng, có khả năng chống được nhiều loại ký sinh trùng như giun lươn, giun chỉ Wuchereria bancrofti, chấy, ghẻ, mù sông và nhiều bệnh khác. Thêm nữa, Ivermectin còn có thể trị giun chỉ Onchocerca volvulus - ấu trùng giun chỉ rất mạnh. Tuy vậy, loại thuốc này lại không có tác dụng đối với sán lá gan, sán dây và ít có tác dụng đối với ký sinh trùng trưởng thành.

Nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng bị ngộ độc Ivermectin là do sử dụng thuốc quá liều hoặc không đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị ngộ độc Ivermectin 1 Ivermectin là chất thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên qua đến giun đường ruột

Triệu chứng khi ngộ độc Ivermectin

Nếu bị ngộ độc Ivermectin bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Bị nổi ban ở da.
  • Mắt hay bị nhức.
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Khó thở.
  • Các triệu về chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn và tiêu chảy).
  • Huyết áp thấp.
  • Tâm thần thay đổi như giảm ý thức, lú lẫn, ảo giác, co giật, hôn mê và nặng hơn nữa là dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị ngộ độc Ivermectin 2 Khi bị ngộ độc Ivermectin, người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau

Cách xử lý khi bị ngộ độc Ivermectin

Trong trường hợp khẩn cấp bạn cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến trạm y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, đừng quên ghi lại và mang theo những loại thuốc bệnh nhân đã dùng.

Khi bị ngộ độc Ivermectin, bệnh nhân rất cần được truyền dịch và các chất điện giải, trợ hô hấp (oxygen và hô hấp nhân tạo nếu cần), nếu bị hạ huyết áp cần dùng các phương pháp điều trị kịp thời. Nên làm cho bệnh nhân nôn ra hoặc rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Sau đó, dùng thuốc tây và các biện pháp chống độc khác nhằm ngăn cản sự hấp thu thêm của thuốc vào cơ thể.

Những trường hợp cần lưu ý khi dùng Ivermectin

Khi sử dụng Ivermectin, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng Ivermectin cho người có tiền sử bị dị ứng với Ivermectin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Ivermectin cho quá trình điều trị, bạn nên nói với bác sĩ về tất cả tiền sử bệnh, đặc biệt với các trường hợp như: Có hệ thống miễn dịch kém (rối loạn miễn dịch) hoặc đã từng sinh sống, ghé qua các khu vực của Châu Phi (nơi có các ca bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người với loài giun chỉ Loa Loa hay còn gọi là sâu mắt). 
  • Thêm một điều cần lưu ý là thuốc Ivermectin không được dùng để ngăn chặn sự xâm nhập của các ký sinh trùng nhiệt đới và nó cũng không có hiệu quả đối với giun ký sinh đã trưởng thành. Thuốc Ivermectin chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn khi có bằng chứng về nhiễm ký sinh trùng. 
  • Phụ nữ có thai kỳ chưa ổn định cần tham khảo ý kiến bác sĩ, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích điều trị cho mẹ và nguy cơ có thể xảy ra ở bé.
  • Trường hợp các bà mẹ cho con bú, Ivermectin sẽ tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp (dưới 2% lượng thuốc đã dùng). Vì tính an toàn với trẻ sơ sinh chưa được xác định nên chỉ dùng thuốc này cho mẹ khi thực sự cần. Nên cân nhắc giữa ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Ngoài ra, tuy rằng thuốc không gây ảnh hưởng tới việc người dùng lái xe hoặc vận hành máy móc. Nhưng vẫn nên lưu ý tình trạng chóng mặt có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. Tuyệt đối không lái xe, vận hành máy móc cho đến khi chắc chắn bạn thật sự tỉnh táo.

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị ngộ độc Ivermectin 3 Ghi nhớ những lưu ý khi sử dụng Ivermectin để tránh bị ngộ độc

Dùng Ivermectin như thế nào để tránh bị ngộ độc?

Liều lượng dùng thuốc Ivermectin đúng áp dụng cho trẻ từ 15kg và người lớn ở từng trường hợp cụ thể như:

  • Bệnh giun chỉ Onchocerca: Sử dụng 1 liều duy nhất 0,15 mg/kg. Định kỳ tầm khoảng 3 - 12 tháng, tái điều trị với liều lượng như trên cho đến khi không còn triệu chứng.
  • Bệnh giun lươn ở ruột Strongyloides stercoralis: Sử dụng liều duy nhất 0,2 mg/kg và kết hợp theo dõi xét nghiệm phân. Mặt khác, có thể dùng liều 0,2 mg/kg/ngày, thời gian điều trị trong 2 ngày.
  • Nhiễm giun đũa do Ascaris lumbricoides: Sử dụng 1 liều duy nhất 0,15 - 0,2 mg/kg.
  • Nhiễm giun chỉ do Mansonella ozzardi: Sử dụng 1 liều duy nhất 0,2 mg/kg.
  • Nhiễm giun chỉ do Mansonella streptococci: Sử dụng 1 liều duy nhất 0,15 mg/kg.
  • Nhiễm giun chỉ do Wuchereria bancrofti: Sử dụng 1 liều duy nhất 0,15 mg/kg kết hợp với Albendazol.
  • Bệnh ấu trùng di chuyển trên da do Ancylostoma braziliense: Sử dụng 0,2 mg/kg/ngày, thời gian dùng trong 1 - 2 ngày.

Sau khi đọc bài viết này chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về tình trạng ngộ độc Ivermectin. Qua đó, hãy thật sự thận trọng khi sử dụng loại thuốc này để tránh cách các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm