Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng vẹo cột sống bất thường ngày càng phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, vẹo cột sống còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của các cơ quan xung quanh. Vì thế, nắm rõ dấu hiệu vẹo cột sống là chìa khóa giúp phát hiện sớm, can thiệp kịp thời để giảm tối đa nguy cơ biến chứng.
Trong cơ thể người, cột sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là trụ cột duy nhất đảm nhận nhiệm nhụ nâng đỡ, giúp cơ thể vận động linh hoạt và bảo vệ tủy sống, đồng thời kết hợp cùng hệ thống xương sườn, xương chậu tạo nên khung xương vững chắc bảo vệ các cơ quan nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng. Do đó, bất kỳ một sự bất thường nào ở cột sống đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sự bất thường đó thông qua các dấu hiệu vẹo cột sống thường gặp.
Ở trạng thái bình thường, cột sống khi nhìn ngang sẽ tạo thành một đường cong uyển chuyển, ngửa ra trước ở đoạn cổ, cong ra sau ở đoạn lưng. Tại vị trí thắt lưng, ưỡn nhẹ ra trước và cùng xương cùng cụt tạo thành một khối cong ra phía sau. Còn khi nhìn thẳng sẽ thấy cột sống là một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống đỉnh xương cùng cụt.
Vẹo cột sống là khái niệm chỉ tình trạng cột sống bị cong, vẹo bất thường. Tùy vào nguyên nhân, dấu hiệu vẹo cột sống có thể dễ dàng nhìn thấy như cột sống lệch sang một bên, đổ về phía trước hoặc phía sau (gù cột sống), cột sống lệch sang một bên (cong cột sống).
Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là trẻ em trong độ tuổi đi học. Tỷ lệ trẻ em bị vẹo cột sống ngày càng gia tăng nhưng chưa được quan tâm đúng mức khiến cho cột sống của trẻ ngày càng cong vẹo đến mức độ nặng rất khó phục hồi, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Vẹo cột sống có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thói quen sinh hoạt, tư thế và sự thoái hóa cột sống ở người già là những nguyên nhân phổ biến hiện nay. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân gây ra vẹo cột sống.
Vẹo cột sống ở trẻ em thường biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau đây:
Ngoài những dấu hiệu vẹo cột sống như ở trẻ em như hai vai không đều, người trưởng thành có thể gặp những cơn đau như đau thắt lưng, đau chân, giảm cảm giác ở chân ở lưng và chi dưới.
Vẹo cột sống có thể cải thiện tới 90% nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế các dấu hiệu vẹo cột sống thường rất khó nhận diện ở giai đoạn nhẹ. Chỉ đến khi vẹo cột sống nặng gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng như lệch dáng, lệch đầu, ảnh hưởng đến dáng đi và sức khỏe mới đi khám khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Bên cạnh các dấu hiệu vẹo cột sống kể trên, chúng ta có thể thực hiện ngay 4 cách dưới đây để tự kiểm tra cột sống và phát hiện sớm các cảnh báo ban đầu của vẹo cột sống.
Cách 1: Cúi gập người
Đây là cách kiểm tra đơn giản nhất được sử dụng để phát hiện vẹo cột sống cho học sinh tại các trường học. Đầu tiên, hãy đứng thẳng người sau đó từ từ uốn cong thắt lưng và cúi người xuống sao cho hai tay chạm vào mũi chân. Đồng thời quan sát và so sánh một bên xương sườn, lưng và hông với bên còn lại.
Cách 2: Đứng thẳng người
Hãy đứng thẳng người và tiến hành quan sát trước, sau và bên hông. Người quan sát sẽ xác định xem có dấu hiệu lưng cong, lệch vai hay các đường cong tại cột sống không.
Cách 3: Kiểm tra quần áo mặc hàng ngày
Vẹo cột sống có thể khiến vai bị lệch, do đó bạn có thể quan sát quần áo xem tay áo có bị ngắn so với bên còn lại không. Đây cũng là một căn cứ để nghi ngờ vẹo cột sống.
Cách 4: Quan sát tư thế khi bước đi
Bước đi khập khiễng cũng là một trong những dấu hiệu vẹo cột sống, vì thế bạn có thể quan sát tư thế khi bước đi. Nếu có bất thường như nghiêng về một bên hay chân thấp chân cao thì nguy cơ vẹo cột sống là rất lớn.
Tóm lại, vẹo cột sống có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe nhưng có thể cải thiện nếu phát hiện sớm. Chính vì thế, việc thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu vẹo cột sống và khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng nhằm một phát hiện sớm tình trạng này.
Xem thêm: