Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.
Đau thắt lưng (Lower back pain- LBP) là một hội chứng đau lưng dưới rất phổ biến. Đau thắt lưng cấp tính có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Cơn đau thắt lưng có thể từ nhẹ đến nặng, gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày, người bệnh đau thắt lưng có thể gây lo âu, trầm cảm. Bạn nên đi thăm khám sớm nếu có bất kỳ dấu hiệu của đau thắt lưng để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến đến đau thắt lưng mạn tính.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung đau thắt lưng
Đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng dưới, là một tình trạng đau nhức vùng cột sống thắt lưng đoạn từ L1-L5, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau thắt lưng thường xuất phát từ tổn thương cơ bắp (căng cơ) hoặc dây chằng (bong gân). Các nguyên nhân phổ biến bao gồm nâng vật nặng sai tư thế, tư thế ngồi không phù hợp, tập thể dục bất thường, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc viêm khớp.
Cơn đau thắt lưng cấp tính có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, đau thắt lưng mạn tính sẽ dài hơn 3 tháng. Đối với bệnh đau thắt lưng cấp tính mà không điều trị dứt điểm thì có thể chuyển sang mạn tính. Cơn đau liên tục, kéo dài với mức độ ngày càng tăng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là tàn phế.
Đối với trường hợp đau mạn tính như: Đau thần kinh tọa, là kết quả của sự chèn ép các rễ dây thần kinh thắt lưng ở lưng dưới. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: Thoát vị đĩa đệm, gai xương do thoái hóa và thu hẹp ống tuỷ sống (hẹp ống sống) hay hở eo đốt sống.
Triệu chứng đau thắt lưng
Những triệu chứng của đau thắt lưng
Cơn đau thắt lưng thường xảy ra với các triệu chứng sau đây:
Đau nhức âm ỉ: Nhói hoặc buốt vùng thắt lưng.
Co thắt cơ: Cơ căng cứng khó cử động hoặc duỗi thẳng lưng, do đó nhiều người khó đứng thẳng, hạn chế khả năng vận động, đau nhức ở hông và xương chậu.
Đau thần kinh tọa: Đây là một biểu hiện của đau thắt lưng dưới khi rễ thần kinh bị chèn ép. Bao gồm cảm giác đau rát, xé, dao đâm lan dọc đường dây thần kinh tọa di chuyển xuống mông và mặt sau đùi xuống tới dưới gối. Trường hợp nặng lâu ngày có thể gây yếu cơ, giảm hay mất cảm giác, giảm phản xạ gân cơ.
Đau nặng hơn sau khi ngồi lâu: Ngồi gây áp lực lên đĩa đệm, khi bạn ngồi trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau thắt lưng trở nên trầm trọng hơn.
Cảm thấy đỡ đau hơn khi thay đổi tư thế: Các triệu chứng thay đổi khác nhau khi thay đổi tư thế có thể giúp xác định nguồn gốc của cơn đau. Một số tư thế sẽ thoải mái hơn những tư thế khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.
Đau do cứng khớp: Nhiều người bị đau thắt lưng cho biết các triệu chứng đau nhiều hơn vào buổi sáng. Do khi ngủ, nằm trong thời gian dài làm cho lưu lượng máu giảm và cũng có thể do chất lượng của gối, nệm được sử dụng. Tuy nhiên, các triệu chứng thuyên giảm sau khi đứng dậy và đi lại.
Triệu chứng cơn đau ở từng vị trí cụ thể bao gồm:
Đau thắt lưng bên phải: Cảm giác đau từ âm ỉ đến nhói, có thể kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột. Đau có thể lan xuống hông và chân phải, đặc biệt là khi vận động hoặc nâng vật nặng.
Đau thắt lưng bên trái: Đau thường xuyên hoặc bất thường ở vùng lưng dưới bên trái, có thể lan tới mông và xuống chân trái. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi ngồi lâu, cúi hoặc nâng vật.
Đau thắt lưng dưới: Đau nhức, cảm giác căng hoặc cứng cơ ở vùng lưng dưới, thường tăng lên sau các hoạt động hoặc vào cuối ngày. Đau có thể giảm bớt khi thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi.
Nếu bạn bị đau lưng sau khi bị té ngã, chấn thương hoặc có bất kỳ triệu chứng như: Đau âm ỉ đến cảm giác nhói buốt và cơn đau của bạn không thuyên giảm trong vòng 72 giờ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp sức khỏe của bạn mau chóng phục hồi.
Nguyên nhân đau thắt lưng
Công việc của bạn:
Nếu công việc của bạn liên quan đến nâng, kéo hoặc bất cứ thứ gì làm vặn cột sống, nó có thể góp phần gây ra đau lưng. Tuy nhiên, đối với công việc văn phòng, ngồi vào bàn làm việc cả ngày đặc biệt nếu ghế của bạn không thoải mái hoặc bạn ngồi không thẳng lưng, bạn cũng có thể đau thắt lưng.
Túi của bạn:
Mặc dù bạn có thể đeo ví, ba lô hoặc cặp qua vai, nhưng phần lưng dưới sẽ hỗ trợ phần trên của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn mang một chiếc túi quá nặng, một chiếc túi quá căng ngày này qua ngày khác có thể làm căng phần lưng dưới. Nếu bạn phải mang vác nặng, hãy cân nhắc chuyển sang một chiếc cặp có bánh xe.
Tập thể dục quá sức:
Tập thể dục quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các cơ hoạt động quá sức dẫn đến đau thắt lưng. Bạn đặc biệt dễ bị tổn thương nếu bạn ngưng tập luyện trong cả tuần và sau đó dành hàng giờ tại phòng tập thể dục vào cuối tuần.
Tư thế của bạn:
Với tư thế đứng thẳng, lưng của bạn hỗ trợ trọng lượng tốt nhất. Khi đứng, giữ cân bằng đều trọng lượng trên cả hai chân. Khi bạn phải ngồi thẳng lưng, sẽ hỗ trợ thắt lưng tốt cho lưng dưới, vai ngửa, đặt chân trên một chiếc ghế đẩu thấp.
Căng cơ hay đau thần kinh tọa:
Căng cơ thường là nguyên nhân gây ra đau lưng khi nâng vật nặng hoặc vận động mạnh. Hoặc do thoát vị đĩa đệm các bất thường xương như gai xương do thoái hóa, hẹp ống sống, hở eo đốt sống… Gây chèn ép rễ thần kinh xảy ra bên trong ở lỗ liên hợp hay ống tủy. Các rễ thần kinh cũng có thể bị chèn ép bên ngoài cột sống, trong khung chậu hoặc mông gây ra cơn đau chạy từ mông xuống một bên chân.
Thoát vị đĩa đệm:
Các đốt sống của cột sống được đệm bởi các đĩa gel dễ bị mòn và rách do lão hóa hoặc chấn thương. Đĩa đệm bị suy yếu có thể bị phình ra hoặc vỡ, gây áp lực lên các rễ thần kinh cột sống. Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau dữ dội.
Hẹp ống sống thắt lưng: là tình trạng thu hẹp của ống sống thắt lưng gây chèn ép các rễ thần kinh gây đau lưng tư thế, đau chi dưới khi đi bộ. Ở bệnh nhân trung niên hoặc cao tuổi, hẹp ống sống mắc phải phổ biến là do u thần kinh tọa. Các nguyên nhân khác bao gồm: Thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống, bệnh Paget xương, viêm cột sống dính khớp…
Viêm cột sống dính khớp: là bệnh lý tự miễn, làm viêm các khớp của cột sống, và đôi khi cả vai, hông, xương sườn và các vùng khác. Nó gây ra đau lưng mãn tính và cứng khớp. Trong trường hợp nghiêm trọng, các đốt sống cột sống bắt đầu dính lại với nhau gây hạn chế vận động vùng cột sống.
Loãng xương: là tình trạng xảy ra do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ, tình trạng loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng.
Các nguyên nhân không liên quan đến cơ xương khớp:
Bệnh lý ở thận: Đau lưng dưới có thể do một số bệnh lý ở thận như sỏi thận, sỏi niệu quản có khả năng gây đau vùng lưng dưới và hông lưng, kèm với các triệu chứng tiểu đau, tiểu máu, tiểu lắt nhắt,...
Viêm ruột thừa: Đau thắt lưng kèm đau bụng vùng thượng vị hoặc hố chậu phải, xảy ra đột ngột, dữ dội, sốt, buồn nôn, có thể nghĩ đến Viêm ruột thừa.
Viêm tụy cấp: Đau thượng vị dữ dội kèm nôn nhiều, cơn đau có thể lan ra sau vùng lưng.
Các bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây đau vùng lưng.
Chia sẻ:
Có thể bạn quan tâm
Nguồn tham khảo
Low back pain - World Health Organization (WHO):https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/low-back-pain
Low Back Pain Pictures: Symptoms, Causes, Treatments:https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-low-back-pain-overview
Low Back Pain: Causes, Diagnosis & Treatments:https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7936-lower-back-pain
Lower Back Pain: Symptoms, Causes, Treatment, and ...:https://www.healthline.com/health/low-back-pain-acute
Hỏi đáp (0 bình luận)