Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau khớp gối có nên đi xe đạp không?

Ngày 04/04/2022
Kích thước chữ

Đau khớp gối khiến người bệnh ngại vận động, sợ đau cũng như sợ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Vậy đau khớp gối có nên đi xe đạp không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đau khớp gối là căn bệnh có thể xảy ra cho bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi. Nguyên nhân đưa đến tình trạng này có nhiều, thường là do người bệnh vận động quá sức, béo phì, bị chấn thương hoặc do lão hóa xương khớp, thiếu canxi. Khớp gối bị đau sẽ khiến người bệnh né tránh vận động, ngại tập thể dục thể thao, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe…

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, những người bệnh xương khớp nên tập luyện và duy trì chế độ vận động đều đặn, phù hợp sẽ góp phần cải thiện sức khỏe xương khớp.

Đau khớp gối có nên đi xe đạp không? 1 Khi bị đau khớp khối, người bệnh sẽ có xu hướng né tránh các hoạt động thể dục thể thao.

Có nên đi xe đạp khi bị đau khớp gối? 

Với bệnh lý viêm khớp gối và thoái hóa khớp gối, một trong những biểu hiện lâm sàng là người bệnh sẽ bị đau tại vùng khớp. Nếu tiến hành những liệu pháp chữa trị khác nhau, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh hay chậm tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, song song với các phương pháp điều trị, bệnh nhân chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, kết hợp dinh dưỡng và tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ, triệu chứng bệnh sẽ càng nhanh chóng được cải thiện. 

Tuổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp là điều không tránh khỏi. Riêng với những biến chứng để lại sau di chứng chấn thương, cân nặng… đối với khớp gối thì có thể dùng nhiều cách để cải thiện, bao gồm việc luyện tập thể thao để gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp gối.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân khớp gối vận động thể dục nhẹ nhàng mới tốt cho sức khỏe hệ cơ xương khớp (không loại trừ trường hợp cơn đau có thể tái phát dữ dội hơn khi vận động khiến người bệnh lo lắng). Việc đều đặn thực hiện những bài tập thể dục ở nhịp độ vừa đủ, phù hợp với khả năng chịu lực của khớp gối đều rất có ích, các tổn thương được cải thiện rất hiệu quả. Lưu ý là, hiệu quả chỉ có khi người bệnh tập luyện đúng cách, với những nguyên tắc nhất định.

Đau khớp gối có nên đi xe đạp không? 2 Đau khớp gối có nên đi xe đạp không là vấn đề rất được quan tâm.

Theo chuyên gia xương khớp, duy trì đạp xe một cách khoa học sẽ tốt cho khớp gối vì động tác này sẽ kích thích hoạt động bôi trơn các khớp, giúp ích rất nhiều cho hoạt động điều trị và phục hồi tổn thương. 

Ngoài ra, việc đạp xe đạp còn giúp mang lại những lợi ích khác như:

  • Tăng cường lưu thông máu, đưa dưỡng chất cần thiết đến các cơ quan nói chung, khớp gối nói riêng;
  • Tăng sự đàn hồi, dẻo dai cho ổ khớp;
  • Cơ bắp phát huy được sức mạnh, giảm áp lực lên hệ thống xương khớp;
  • Hạn chế tồn tại nồng độ cholesterol xấu trong khớp; kiểm soát được tình trạng thừa cân, béo phì;
  • Giải tỏa tâm trạng, giảm bớt căng thẳng cho người bệnh.

Như vậy, người bị đau khớp gối rất được khuyến khích đạp xe đạp để tăng cường sức khỏe cho khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là khớp gối bị bệnh sẽ không thể vận động mạnh như những người bình thường. Do đó, chỉ tiến hành những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhất là cần được thực hiện đúng quy trình với sự tham vấn của bác sĩ. 

Những trường hợp sau đây không được đi xe đạp:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Người bị viêm khớp nhiễm khuẩn phải điều trị xương khớp đến khi hết viêm mới được đi xe đạp.
  • Sưng tấy nặng do bệnh gout: Tình trạng khớp bị sưng tấy do gout thì bệnh nhân bắt buộc phải nghỉ ngơi đến khi hồi phục mới tập thể dục. Tất nhiền, việc có được đi xe đạp để rèn luyện sức khỏe và phục hồi các ổ khớp hay không trước khi tiến hành hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Đau khớp gối có nên đi xe đạp không? 3 Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện để nắm được những việc nên/không nên làm.

Chạy xe đạp thế nào giúp giảm đau khớp gối hiệu quả?

Như đã đề cập ở trên, đạp xe đạp tốt cho người bị đau khớp gối nhưng phải phù hợp và đúng cách mới không bị tác dụng ngược, gây hệ lụy xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Quan trọng là trước khi đạp xe đạp cần trang bị kiến thức về cách đạp xe an toàn.

Dưới đây là những điều người đau khớp gối cần lưu ý:

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe

Không như người khỏe mạnh, hệ thống xương khớp của bệnh nhân đau khớp gối rất dễ bị tổn thương. Điều cần thiết và quan trọng là người bệnh phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi đạp xe, có như vậy thì quá trình tập luyện mới diễn ra được hiệu quả và an toàn.

Những lưu ý sau bệnh nhân cần phải nắm rõ:

  • Lựa chọn xe đạp phù hợp với thể chất của người tập, không chọn xe quá cao hoặc quá thấp.
  • Chọn giày có kích thước phù hợp, tốt nhất là chất liệu nhựa dẻo để có độ đàn hồi và ma sát tốt.
  • Lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên các bộ đồ được làm bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nên mang theo các dụng cụ hỗ trợ đạp xe như các thiết bị bảo hộ, bình nước hoặc các dung cụ khác phòng ngừa cơn đau đột ngột xuất hiện.
  • Lựa chọn địa hình đạp xe bằng phẳng, nên có bóng mát vào ban ngày và đèn điện vào buổi tối.

Đạp xe chậm rãi, thực hiện với tần suất hợp lý

Đau khớp gối nên đi xe đạp nhưng quy cách đạp xe phải đúng chuẩn. Bên cạnh việc chuẩn bị một cách kỹ lưỡng đã nêu ở trên, bệnh nhân cũng cần tuân thủ một số vấn đề cách thức, thời lượng cũng như tần suất đạp xe.

Đau khớp gối có nên đi xe đạp không? 4 Luyện tập thể dục thể thao, trong đó bao gồm việc đạp xe khi bị đau khớp gối mang lại nhiều hiệu quả điều trị tích cực.

Dưới đây là cách thức đạp xe được nhiều chuyên gia khuyến cáo dành cho người bị đau khớp gối:

  • Khi bắt đầu, người bệnh nên đạp xe một cách chậm rãi trong khoảng 5–7 phút để các khớp dần quen với bài tập.
  • Sau khoảng thời gian này, người bệnh có thể tăng cường độ tập luyện tuy nhiên không nên thực hiện với cường độ quá mạnh, dễ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nặng.
  • Trong những ngày đầu, người bệnh nên đạp xe trong khoảng 10–15 phút/lần và 5 lần/tuần. Những tuần tiếp theo, thời lượng đạp xe có thể tăng dần lên tuy nhiên không nên quá 30 phút/lần.

Người đau khớp gối cần chú ý gì khi đi xe đạp và vận động?

Luyện tập thể dục thể thao, trong đó bao gồm việc đạp xe khi bị đau khớp gối mang lại nhiều hiệu quả điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vô tình luyện tập sai cách lại khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí kéo theo nhiều hệ lụy về sau. 

Để hạn chế cũng như ngăn cản những tác hại trong quá trình đạp xe đến bệnh lý đau khớp gối, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện để nắm được những việc nên/không nên làm. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy khớp gối có các triệu chứng bất thường, cảm giác sưng, đau trở nặng thì cần tạm dừng ngay việc tập luyện và đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám và có hướng xử lý phù hợp. 

Chọn thời điểm đạp xe thích hợp, thường nên chọn thời gian sau các bữa ăn từ 2 – 3 giờ hoặc vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy. Bên cạnh đó, khi đạp xe hãy luôn thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể có được tinh thần thoải mái nhất. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp đạp xe với điều trị đau khớp gối tại nhà, xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sống khoa học và lành mạnh để việc điều trị đạt kết quả tối ưu nhất.

Xem thêm: Đau khớp gối chườm nóng hay lạnh thì tốt?

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.