Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi?

Ngày 27/02/2022
Kích thước chữ

Thuốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát cũng như điều trị các bệnh đau khớp háng. Vậy đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Với người bệnh đau viêm khớp háng thì thuốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Vậy đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi, uống sao cho an toàn. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các loại thường gặp

Có nhiều loại đau khớp háng khác nhau và sẽ có cách điều trị khác nhau. Trong các loại viêm khớp có 5 loại chính thường gặp là: Viêm xương khớp (thoái hóa khớp), viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp vảy nến.

Đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi?

Đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi?

Đây đều là các loại viêm khớp mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu giúp giảm đau, kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh. Mỗi loại viêm khớp sẽ có loại thuốc điều trị khác nhau. Về cơ bản thì 5 loại viêm khớp háng thường gặp sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc như sau:

  • Thuốc chữa viêm xương khớp: Là các loại thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), paracetamol, opioid, thuốc chống trầm cảm; thuốc corticoid.
  • Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Thuốc corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), NSAID, thuốc sinh học.
  • Thuốc chữa viêm cột sống dính khớp: Thuốc sinh học, thuốc corticoid, NSAID, DMARDs, các loại thuốc giảm đau nếu cần thiết.
  • Thuốc chữa lupus ban đỏ hệ thống: NSAID, thuốc chống sốt rét, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc khác. Vì bệnh lupus đỏ xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nên sử dụng thêm các loại khác tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh như: thuốc lợi tiểu, statin, chống đông máu, thuốc huyết áp,...).
  • Thuốc chữa bệnh viêm khớp vảy nến: NSAID, DMARDs, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học, chất ức chế Enzyme, thuốc corticoid.

Đau khớp háng uống thuốc gì? Cụ thể từng loại

Paracetamol

Đây là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ khuyên dùng để làm giảm những cơn đau cơ xương bao gồm cả viêm khớp háng. Không giống như ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác, paracetamol không có hiệu quả trong việc giảm viêm do viêm khớp. Một số người cho rằng paracetamol hoạt động trong não để giải phóng các chất làm tăng cơn đau. Cơn đau khớp háng sẽ giảm sau khoảng 30 phút sử dụng.

Opioid

Đây là lựa chọn đầu tay để điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp háng. Tuy nhiên với cơn đau nghiêm trọng thì phương pháp giảm đau không mang lại nhiều tác dụng. Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn opioid, gồm các loại như: Tramadol (Ultram, ConZip), oxycodone (OxyContin, Roxicodone,…), hydrocodone (Hysingla, Zohydro ER),... Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách liên kết với các opiod trong não và ngăn chặn các tín hiệu đau gửi tới não. Cũng như paracetamol thì loại này không có tác dụng làm viêm khớp.

Thuốc chống trầm cảm

Chứng trầm cảm khá phổ biến ở người đau khớp háng, nó khiến các cơn đau nghiêm trọng hơn. Việc uống thuốc chống trầm cảm sẽ giúp giảm triệu chứng trầm cảm, đồng thời cũng làm hạn chế đau đớn ở người bệnh. Thuốc chống trầm cảm duloxetine (Cymbalta) đã được FDA chấp thuận để điều trị đau mãn tính (bao gồm cả đau xương khớp) vào năm 2010. Theo nghiên cứu thuốc này có hiệu quả điều trị đau ngang với NSAID. Nhưng cho đến nay, rất ít bệnh nhân tiếp nhận nó như một phương pháp điều trị giảm đau.

Đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi 2

Uống thuốc chống trầm cảm sẽ giúp giảm triệu chứng trầm cảm và làm giảm đau đớn hiệu quả

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm viêm cấp tính, từ đó giúp giảm đau và cải thiện các chức năng khớp. Tuy nhiên NSAID không làm thay đổi tiến trình của bệnh đau khớp háng hay ngăn cản sự phá hủy khớp. NSAID hoạt động bằng các ức chế sản xuất prostaglandin (một chất trung gian gây viêm và đau), thông qua việc ngăn chặn các enzym cyclooxygenase (COX-1 và COX-2). NSAID không kê đơn có ibuprofen và naproxen; NSAID kê đơn gồm meloxicam, etodolac, nabumetone, sulindac, tolementin,…

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Loại thuốc này là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Nhưng một số loại thuốc thuộc nhóm này được sử dụng để điều trị các bệnh như: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến và lupus ban đỏ hệ thống.

Mặc dù cả NSAID và DMARDs đều cải thiện các triệu chứng của viêm khớp đang hoạt động, nhưng chỉ có DMARDs mới có thể làm thay đổi tiến trình bệnh và cải thiện kết quả chụp X-quang. Loại này có khả năng làm chậm, ngăn ngừa hệ thống miễn dịch tấn công từ các khớp từ đó giúp giảm đau, viêm, giảm hoặc ngăn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Tuy nhiên chúng chỉ có hiệu quả khi sử dụng vài tuần tới nhiều tháng. Các DMARDs phổ biến bao gồm: Methotrexate (Trexall, Otrexup,…), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).

Thuốc sinh học

Nhóm thuốc này thường được kết hợp sử dụng với DMARDs. Thuốc nhắm vào các phân tử trên các tế bào của hệ thống miễn dịch, khớp và các sản phẩm được tiết ra trong khớp, từ đó giúp giảm viêm, phòng chống tổn thương khớp. Có nhiều loại thuốc sinh học như: thuốc ức chế chống hoại tử khối u(TNF), thuốc ức chế Interleukin-6 (IL-6), thuốc ức chế tế bào B (B-cell depletion),..

Thuốc corticoid

Thuốc corticoid hay steroid, corticosteroid là một loại thuốc tổng hợp gần như hormone cortisol có trong cơ thể chúng ta. Khi vào cơ thể, steroid sẽ làm giảm sản xuất các hóa chất gân viêm để giảm thiểu tổn thương mô, giảm đau, cứng và sưng khớp. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thuốc miễn dịch bằng cách tác động đến bạch cầu, ngăn chặn cơn đau bùng phát. Một số bằng chứng khác cũng cho thấy steroid có tác dụng làm giảm thoái hóa xương khớp.

Một số loại steroid đường uống phổ biến là: Prednisone (Prednisone Intensol, Rayos), cortisone (Cortef), dexamethasone (Dexpak Taperpak, Decadron, Hexadrol), methylprednisolone (DepoMedrol, Medrol, Methacort, Depopred, Predacorten),...

Thuốc chống sốt rét

Thuốc chống sốt rét là thuốc kê đơn được sử dụng cùng với steroid và các loại thuốc khác. Có hai loại thuốc chống sốt rét thường được kê toa cho bệnh lupus là hydroxychloroquine (Plaquenil) và chloroquine (Aralen). Theo các nhà nghiên cứu, ngoài việc chống sốt rét, thuốc này cũng giúp chữa bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Với các trường hợp SLE từ nhẹ đến trung bình, các thuốc này hoạt động tốt. Chúng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của lupus như sưng khớp và phát ban trên da. Tuy nhiên thuốc sẽ không phản ứng nhanh như khi dùng steroid, có thể mất vài tháng kể từ khi bắt đầu dùng thuốc bạn mới thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là các loại thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm và hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Chúng đặc biệt được sử dụng khi steroid không thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lupus, hoặc khi bệnh nhân không thể dùng steroid liều cao. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để trị lupus ban đỏ hệ thống là: Cyclophosphamide (Cytoxan), methotrexate (Rheumatrex), azathioprine (Imuran).

Đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi 3

Thuốc ức chế miễn dịch sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm và hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức

Chất ức chế enzym

Apremilast (Otezla) là một chất ức chế enzym phosphodiesterase-4 (PDE4), từ đó ngăn chặn và làm chậm tác động gây viêm của enzym này trong bệnh viêm khớp vảy nến. Thuốc có tác dụng giảm đau, sưng, đồng thời cải thiện tính linh hoạt ở các khớp bị ảnh hưởng.

Trên đây là những loại thuốc phổ biến sử dụng để điều trị đau khớp háng. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề bị đau khớp háng uống thuốc gì cho mau khỏi.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin