Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đâu là nhóm máu chuyên cho? Bạn đã biết chưa?

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngay từ những năm 1900, máu người lần đầu tiên được phân loại thành 4 loại bởi bác sĩ người Áo Karl Landsteiner. Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng, kết cấu mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu. Vậy đâu là nhóm máu chuyên cho?

Khi truyền máu phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu cơ bản dựa vào những đặc trưng riêng của kết cấu mạch máu. Đâu là nhóm máu chuyên cho? Nhóm máu chuyên cho là nhóm máu phổ biến, chiếm đến 45% trong dân số người Việt, đó là cách mà người ta nói về O Rh-. O. 

Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bản

Việc truyền máu chữa bệnh được dựa trên kết cấu mạch máu, đặc trưng riêng của mỗi nhóm máu. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để biết người nhận thuộc nhóm máu nào trước khi thực hiện truyền máu. Máu người được chia thành nhiều nhóm do tính chất và đặc điểm riêng của từng nhóm máu. Khi truyền máu cần phải biết chính xác những đặc điểm này để những kháng thể sẽ không chống lại những nhóm kia. Nếu như truyền máu khác nhóm vào kháng thể người nhận phá hủy máu khiến người nhận sẽ gặp nhiều rắc rối về sức khỏe thậm chí là có thể gây tử vong. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong truyền máu, khi truyền máu phải dựa trên các đặc tính của từng nhóm máu.

khi truyền máu phải dựa trên các đặc tính của từng nhóm máu. Cần phải xác định được nhóm máu cho và nhận có phù hợp không

Nhóm máu A đặc trưng bởi sự hiện diện của nhóm máu A là kháng nguyên A ở tế bào hồng cầu, kháng thể B trong huyết tương. Người có nhóm máu A được truyền máu ở những người nhóm máu O. Người nhóm máu A thì có thể hiến cho những người có nhóm máu AB và A.

Nhóm máu B có thể hiến máu cho người mang nhóm máu AB và người cùng nhóm máu B. Người thuộc nhóm máu B thì sẽ nhận máu từ người nhóm máu O. Nhóm máu AB thì sẽ có lợi thế hơn có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Người mang nhóm máu AB là nhóm máu không phổ biến. Nhóm máu AB chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. 

Nhóm máu O là phổ biến nhất có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác. Bởi vì bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A, kháng thể B. Nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O.

Nhóm máu Rh (D), yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu như ai cũng có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Nếu người nào không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì gọi là Rh- (Rh D âm). Khi phụ nữ mang thai cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D nhằm sàng lọc và phát hiện sự tương thích cơ thể mẹ và bé. Nếu như bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì cần xét nghiệm chuyên khoa để xác định chính xác nhóm máu. Bởi vì nhầm nhóm máu có thể gây tán huyết cấp sau 24 giờ được truyền và có thể gây sốc khiến người nhận tử vong.

Phân loại nhóm máu

Có hai hệ thống nhóm máu chính, đó là hệ thống nhóm máu Rhesus và ABO. Hệ thống nhóm máu ABO có 4 nhóm là O, A; B và AB. Sự phân chia dựa vào sự có mặt hay không của kháng nguyên A; B trên bề mặt hồng cầu, kháng thể chống A, B trong huyết tương.

Có 2 hệ thống nhóm máu chính Phân loại các nhóm máu

Hệ thống nhóm máu Rhesus chia thành 2 nhóm đó là Rh+, Rh-. Phân biệt hai nhóm này dựa vào sự có mặt của kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể hệ Rh là kháng thể miễn dịch, xuất hiện sau khi truyền máu khác nhóm và tăng dần ở lần truyền sau.

Nhóm máu được xác định như thế nào?

Để xác định nhóm máu dựa trên sự có mặt hoặc thiếu hụt của những kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu trong máu. Ví dụ ở nhóm A chỉ có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm B cũng tương tự. Nhóm AB thì có cả 2 loại kháng nguyên, nhưng nhóm O không có cả 2. Khi bệnh nhân được truyền máu không tương thích, kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch và nhận ra những kháng nguyên khác lạ. Vì vậy cần biết được nhóm máu của bản thân để quá trình truyền máu diễn ra an toàn.

Những nguy cơ khi truyền máu là gì?

Thông thường truyền máu được đánh giá là an toàn, tuy nhiên cũng có thể xảy ra nguy cơ trong và sau khi truyền:

  • Có thể xảy ra sốc phản vệ, sốt, tổn thương phổi. Cũng có thể xảy ra phản ứng tan máu miễn dịch chậm là do khi cơ thể chống lại các tế bào hồng cầu được truyền vào.
  • Nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B, C và các bệnh lây qua đường truyền máu như HIV.
  • Có thể dẫn tới thừa sắt do quá nhiều sắt trong máu. Có thể xảy ra bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ do tế bào bạch cầu được truyền vào chống lại tủy xương của người nhận.

Đâu là nhóm máu chuyên cho?

Tìm hiểu về nhóm máu O

Người thuộc nhóm máu O+ có thể hiến máu cho 4 nhóm máu: A+, O+, B+, AB+. Nếu là nhóm máu O- thì có thể hiến máu cho tất cả 8 nhóm máu bởi vì không có kháng nguyên B và Rh nên hệ miễn dịch của người nhận không nhận dạng và tấn công. Vì vậy có thể nói nhóm O- là nhóm máu toàn cầu và rất cần trong những trường hợp truyền máu cấp cứu. Kể cả khi chưa xác định được nhóm máu người bệnh thì cũng có thể truyền được. Nhóm máu này là nhóm máu an toàn và có thể truyền cho trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch còn yếu.

Nhóm máu O có hiếm không?

Trong các nhóm máu chính như A, B, O hoặc AB và mỗi loại có thể dương tính hoặc âm tính. Xếp loại theo thứ tự giảm dần nhóm máu ở Việt Nam như sau:

Nhóm O khoảng 42,1%; Nhóm B khoảng 30,1%; Nhóm A khoảng 21,2%; Nhóm AB khoảng 6,6%. 99% số người thuộc nhóm máu RH+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng có rất ít người thuộc nhóm máu Rh- (0,04%-0,07%) hoặc (O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

Đâu là nhóm máu chuyên cho: nhóm máu O Nhóm máu O có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu

Điều này đã khiến nhóm O- trở thành nhóm máu toàn cầu và luôn cần thiết trong những trường hợp cần truyền máu gấp, đặc biệt là khi chưa xác định được nhóm máu người bệnh. Đây cũng là nhóm máu an toàn nhất để truyền cho trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Người mang nhóm máu O chỉ có thể nhận từ người cùng nhóm máu

Những người có nhóm máu O+ chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O+ và O-. Nếu người có nhóm máu O- thì chỉ nhận được từ những người có nhóm máu O-.

Nguy cơ sức khỏe đối với người nhóm máu O

Một số nghiên cứu cho thấy, một số vi khuẩn, virus thường dễ tấn công những người mang nhóm máu O. Có thể kể đến là vi khuẩn virus dịch hạch, tả, lao, quai bị. Nguy cơ người mang nhóm máu O bị loét dạ dày tá tràng cao hơn 35% so với các nhóm máu A, B và AB.

Như vậy muốn biết mình có thuộc nhóm máu chuyên cho hay không thì cần xét nghiệm máu hoặc hiến máu nhân đạo. Nếu như xác định được mình thuộc nhóm máu chuyên cho O - thì có thể cho tất cả những người thuộc 8 nhóm.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm