Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đậu nành tươi: Thành phần dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đậu nành tươi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng đem đến nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như giảm huyết áp, giảm mỡ máu, chống loãng xương và hỗ trợ cho vóc dáng của nữ giới.

Đậu nành tươi được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng khác nhau. Đồng thời, hạt đậu nành còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và điều trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về đặc điểm với công dụng của thực phẩm này.

Tìm hiểu chi tiết về đậu nành tươi

Đậu nành tươi hay còn gọi là hạt đậu tương hoặc đỗ tương. Nó có tên khoa học là Glycine soja Siebold et Zucc, Glycine max (L.) Merrill, thuộc giới Plantae, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Glycine và loài G. max. Đây chính là loại hạt giàu chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của con người.

Đậu nành tươi: Thành phần dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe 1
Đôi nét cần biết về đậu nành tươi

Đặc điểm sinh thái của đậu nành tươi

Đậu nành sẽ có thân thảo màu xanh hoặc tím với chiều cao dưới 150cm. Lá của chúng sẽ có sự thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn. Bắt đầu từ việc nảy mầm, lá đơn rồi thành các lá kéo.

Rễ cây thuộc loại rễ cọc với các nốt sần chứa nhiều chất đạm. Hoa của cây sẽ mọc thành từng chùm và các chùm hoa sẽ đậu thành nhiều chùm đậu tương khoảng từ 2 đến 20 quả. Vỏ ngoài có nhiều màu như đen, nâu, xanh hoặc vàng, bên trong sẽ có lông tơ. Đậu nành sẽ ra hoa vào khoảng tháng 6, 7 và đậu quả vào tháng 7 hay tháng 9.

Đậu tương là dòng cây thân leo họ đậu nên khá dễ trồng đặc biệt là ở xứ nóng có nguồn gốc từ Trung Quốc và phổ biến ở các nước như Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Triều Tiên.

Ở Việt Nam, loại cây này có thể được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang,... hay các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc,..

Các bộ phận thường sử dụng của đậu nành tươi

Cây đậu tương thường được sử dụng phần hạt đã phơi khô hoặc ép dầu từ hạt. Ngoài ra, người ta còn sử dụng trái đậu tương để phơi khô rồi lấy hạt. Hạt đậu tương sẽ được sàng lọc nhiều lần để loại bỏ lớp vỏ, bỏ lá, đem phơi khô rồi sử dụng dần.

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành tươi

Trong 100g hạt đậu nành khô sẽ có chứa khoảng 36,49g protein, 30,16g chất đường bột, 9,3g chất xơ thực phẩm, 19,94g chất béo và 277mg canxi. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như photpho, vitamin K1, vitamin B1, saponin, axit phytic,...

Trong 100g đậu nành tươi sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như 173 Kcal năng lượng, 63% nước, 16,6g protein, 9g chất béo, 9,9g carbs với các vitamin, khoáng chất khác. Đây được xem là nguồn thực phẩm giàu protein hàng đầu về số lượng và chất lượng.

Đậu nành tươi: Thành phần dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe 2
Các thành phần chủ yếu trong đậu nành

Lợi ích sức khỏe từ đậu nành tươi

Hạt đậu nành đem đến nhiều công dụng hiệu quả đối với sức khỏe của con người. Dưới đây sẽ là những tác dụng được đề cập phổ biến nhất.

  • Tăng cường trí nhớ: Đậu nành có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động của não bộ và phòng tránh bệnh Alzheimer. Bên trong hạt đậu nành có chứa lecithin giúp hỗ trợ chức năng và hoạt động hệ thần kinh hiệu quả hơn.
  • Trẻ hóa cho da: Hạt đậu nành có chứa các thành phần tốt cho làn da như genistein, isoflavone nên hỗ trợ chống lão hóa và làm săn chắc da. Ngoài ra, nó còn chứa các khoáng chất như kẽm, sắt, vitamin A, vitamin B12, vitamin E và axit amin giúp tăng độ ẩm đem đến làn da tràn đầy sức sống.
  • Phòng ngừa loãng xương: Hạt đậu tương có chứa lượng canxi lớn nên hỗ trợ chắc khỏe xương tốt hơn và hạn chế các tình trạng liên quan đến bệnh lý xương khớp như loãng xương.
  • Cải thiện tiền mãn kinh ở phụ nữ: Đậu nành có chứa hàm lượng isoflarm giúp tăng cường estrogen nội tiết tố gây ảnh hưởng đến các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ như nóng trong người, rụng nhiều tóc, lo âu, suy giảm trí nhớ,...
  • Ngăn ngừa ung thư vú: Lượng genistein có trong đậu nành hỗ trợ tăng cường bảo vệ các tế bào tự nhiên và ức chế tế bào ung thư vú phát triển. Không những thế, đậu nành còn chứa daidzein. Đây là thành phần thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và góp phần phá hủy những tác nhân gây ung thư.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Lượng protein lớn trong đậu tương giúp cho cơ thể không tăng lượng cholesterol. Đây chính là chất gây ra các nguy cơ bệnh về cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Thêm vào đó, lượng protein có trong thực phẩm này còn hỗ trợ cơ thể đào thải lượng mỡ thừa trong máu và hạn chế tình trạng tăng giảm huyết áp bất thường.
  • Bổ sung năng lượng: Đậu tương có chứa nhiều chất sắt cung cấp năng lượng cho cơ thể và hạn chế các hiện tượng thiếu máu, kiệt sức, mệt mỏi,..
  • Chống viêm: Lượng choline có trong đậu tương giúp cơ thể duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ hấp thu chất béo và làm giảm viêm mãn tính.

Tác dụng phụ của đậu nành tươi

Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, đậu nành vẫn có một số tác dụng phụ và không nên sử dụng ở một số đối tượng.

Dưới đây là những tác dụng phụ mà loại thực phẩm này có thể đem đến khi sử dụng:

  • Ức chế chức năng của tuyến giáp: Tuyến giáp có nhiệm vụ điều chỉnh sự tăng trưởng và kiểm soát mức độ tiêu hao năng lượng của cơ thể. Nếu ăn nhiều đậu nành, bạn có nguy cơ bị ức chế chức năng tuyến giáp gây ra suy giáp hoặc việc sản xuất hormone tuyến giáp thấp.
  • Đầy hơi, tiêu chảy: Đậu nành có chứa một lượng chất xơ không hòa tan nên gây tiêu chảy hoặc đầy hơi ở một số đối tượng.
  • Dị ứng với đậu nành: Đây là điều tương đối hiếm gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra.
Đậu nành tươi: Thành phần dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe 3
Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng đậu tương

Những lưu ý khi sử dụng đậu nành

Để sử dụng đậu nành đúng cách, bạn nên lưu ý thêm một số những điều dưới đây. Điều này sẽ giúp cơ thể bổ sung đủ lượng dinh dưỡng vừa đủ trong đậu nành và hạn chế tình trạng quá tải khi sử dụng thực phẩm này.

Một số điều cần lưu ý đó là:

  • Không nên sử dụng trứng gà kết hợp với sữa đậu nành: Lượng albumin trong trứng gà có tính nhờn nên khi dùng chung với men phân giải protein của đậu nành sẽ làm cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
  • Không nên dùng chung sữa đậu nành với đường đỏ: Bên trong đường đỏ sẽ chứa các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic,... khi kết hợp với các chất protit hoặc canxi làm mất chất dinh dưỡng của sữa gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của cơ thể.
  • Thực phẩm từ đậu tương nên đồ nấu chín trước khi sử dụng: Do đậu nành có chứa các chất gây ức chế men trypsin và saponin. Vì vậy, nếu không nấu kỹ, người dùng có thể gặp các vấn đề như buồn nôn, ngộ độc hoặc đi ngoài.
Đậu nành tươi: Thành phần dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe 4
Tổng hợp một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng đậu nành

Bài viết trên để tổng hợp các thông tin cần thiết về đặc điểm và công dụng của hạt đậu nành tươi. Hi vọng qua đó, người đọc có thể có thêm các kiến thức hữu ích về loại thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.