Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đôi lúc có thể bạn sẽ nhận thấy các cơn đau sườn trái dưới tim. Vậy đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Một trong những công dụng của khung xương là giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng bên trọng. Sườn trái dưới tim là nơi tập hợp nhiều bộ phận quan trọng như phổi trái, tuỵ, lá lách,... Vậy đau sườn trái dưới tim thực sự đáng lưu ý.
Lồng xương sườn bao gồm tổng cộng 24 xương, được phân chia đều vào hai bên trái và phải. Chúng có nhiệm vụ chính là bảo vệ các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vị trí của sườn trái nằm gần tim và liền kề với các cơ quan như phổi, tuyến tụy, dạ dày, lá lách và thận.
Khi những cơ quan này bị viêm hoặc nhiễm trùng, người ta thường có thể cảm nhận được những cơn đau xung quanh khu vực sườn trái dưới tim. Triệu chứng của những cơn đau này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ. Do đó đau nhói sườn trái dưới tim có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Cơn đau có thể do tác động ngoại lực trực tiếp lên vùng sườn trái ngay dưới tim, ví dụ như khi mang vác hoặc kẹp các vật nặng phía dưới vùng nách hoặc sườn trái.
Khi các dây thần kinh liên sườn bị chèn ép, có thể gây ra cơn đau ở vùng sườn trái phía dưới tim và lan tỏa ra các vị trí xung quanh. Triệu chứng bao gồm đau liên tục và kéo dài, cảm giác đau khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
Viêm khớp trong khu vực xương sườn và xương ức ở phía dưới tim trái có thể gây ra cơn đau nhức, sưng tấy và khó khăn khi di chuyển. Nếu viêm được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc chấn thương, triệu chứng của viêm khớp này có thể là cơn đau nhói. Đau có xu hướng gia tăng khi người bệnh hắt hơi hoặc áp lực trực tiếp vào vùng xương sườn.
Tình trạng viêm màng ngoài tim có liên quan đến tim và gây ra cơn đau phía sườn trái. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, đau âm ỉ và cơn đau tăng lên khi nằm.
Dạ dày nằm ở phía bên trái của lồng ngực và phía dưới tim. Nếu bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc do chế độ ăn uống không điều độ,... Viêm dạ dày có thể gây ra cơn đau nhói phía sườn trái, kèm theo triệu chứng ợ hơi, buồn nôn và mất ngủ.
Khi mô bao phủ phổi bị viêm do vi khuẩn, virus, nấm hoặc chấn thương gây ra. Cơn đau sườn trái có thể là do bệnh viêm phổi gây ra, và thường đi kèm với cảm giác đau nhói khi thở.
Viêm tụy có biểu hiện sưng và viêm, thường do chấn thương, bệnh sỏi mật hoặc tiêu thụ quá nhiều chất kích thích như bia rượu. Tuyến tụy nằm ở giữa dạ dày, gan và ruột, có hình dáng giống con nòng nọc. Cơn đau nhói phía sườn trái có thể là triệu chứng của viêm tụy.
Vị trí của lá lách ở phía bên trái cơ thể, gần xương sườn trái. Khi có triệu chứng đau sườn phía dưới tim, cũng có thể là do vấn đề liên quan đến lá lách. Có thể là tình trạng vỡ và nhồi máu của lá lách, gây đau, huyết áp giảm, chóng mặt và buồn nôn.
Khi sỏi trong thận di chuyển xuống bàng quang, nó có thể gây ra cơn đau ở phần dưới tim và sườn trái. Triệu chứng đi kèm có thể là tiểu ra máu, tiểu ít hoặc màu nước tiểu đục.
Bệnh nhiễm trùng trong các quả thận do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập qua đường tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng ở thận bên trái, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau nhói ở sườn trái kèm theo buồn nôn và sốt.
Cơ thể con người có hai quả thận và khi một trong hai thận suy giảm chức năng, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ tiết niệu. Khi thận bị viêm hoặc nhiễm trùng, có thể gây ra cơn đau và lan tỏa ra hai bên sườn.
Vì vậy, khi có triệu chứng đau xương sườn trái hoặc đau ở sườn trái, có thể liên quan đến vấn đề về thận.
Để xác định mức độ nguy hiểm của cơn đau nhói sườn trái dưới tim, cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó. Khi cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài, việc thăm khám y tế là cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.
Phương pháp điều trị cho cơn đau sườn bên trái dưới tim sẽ được các bác sĩ quyết định dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để có chuẩn xác nhất, việc khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm như chụp X-Quang, CT scan hay điện tâm đồ là rất quan trọng. Ngoài ra, các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể được yêu cầu để giúp chuẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
Cách điều trị cho cơn đau ở sườn trái dưới tim sẽ được tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, và có thể bao gồm việc sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Ví dụ, trong một số trường hợp, kháng sinh có thể được sử dụng để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Trong những tình huống khác, phẫu thuật có thể cần thiết khi nguyên nhân xuất phát từ sỏi thận và kích thước của sỏi quá lớn để tự thoát ra khỏi cơ thể thông qua tiết niệu tự nhiên. Đối với các tình huống cấp cứu hoặc chấn thương viêm tụy cấp, can thiệp ngoại khoa có thể được áp dụng. Ngoài ra, các biện pháp điều trị khác như xạ trị hay liệu pháp hỗ trợ có thể được áp dụng tuỳ theo từng tình huống.
Trên đây là một vài thông tin về triệu chứng đau sườn trái dưới tim. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có thêm cơ sở để nhận biết bệnh lý, từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.