Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không?

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau thượng vị kèm đi ngoài là đang gặp vấn đề gì? Có nguy hiểm không? Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng này, xem ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cụ thể nhé

Đau thượng vị kèm theo đi ngoài là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, công việc và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy đau thượng vị kèm đi ngoài có sao không? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài

Tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài có thể chỉ xảy ra đột ngột hoặc kéo dài thành mãn tĩnh, phát triển chậm hoặc sẽ kết thúc trong vài ngày. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này như:

Nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa hay viêm dạ dày ruột là tình trạng xảy ra khi dạ dày và ruột bị nhiễm khuẩn hoặc virus. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thượng vị và đi ngoài. Thường thì các triệu chứng sẽ tự giảm và biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và dùng thuốc để làm giảm triệu chứng.

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không? 4
Nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây đau bụng kèm theo tiêu chảy

Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây đau bụng kèm theo tiêu chảy trong một số trường hợp và có thể tự cải thiện trong vài tuần.

Không dung nạp thức ăn

Một số thức ăn và đồ uống có thể gây đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy sau khi ăn, các triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột, ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo hoặc bị bệnh celiac - không thể dung nạp gluten.

Việc thay đổi chế độ ăn uống và tránh thực phẩm gây kích thích tiêu hóa có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Lạm dụng thuốc hoặc rượu bia

Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa và gây ra tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài, nôn mửa hoặc các triệu chứng có liên quan. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ rượu bia để giúp cải thiện triệu chứng này.

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không? 2
Lạm dụng thuốc hoặc rượu bia có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác động tiêu hóa bất thường như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc kháng axit có chứa magie…

Stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể có thể kích thích nhu động ruột, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người thường xuyên căng thẳng nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tập thể dục và thực hiện các liệu pháp giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Nếu triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và điều trị sớm.

Khó tiêu thức ăn

Khi tiêu hóa gặp vấn đề hoặc ăn quá nhiều thức ăn, có thể gây ra hiện tượng đau thượng vị kèm đi ngoài. Điều này cho thấy hệ thống tiêu hóa đang bị quá tải và không thể xử lý hết thức ăn được đưa vào cơ thể. Tình trạng khó tiêu có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Hội chứng ruột kích thích

Đau ở vùng thượng vị kèm tiêu chảy kéo dài có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Bởi tình trạng này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương và xuất hiện một số triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, ợ nóng liên tục, co thắt dạ dày, tiêu chảy kéo dài.

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không? 1
Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng là các cơn đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy

Hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị hội chứng này nhưng người bệnh có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và dùng thuốc theo chỉ định.

Kém hấp thu

Hấp thu kém xảy ra khi cơ thể không thể hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn ở ruột non. Điều này có thể dẫn đến đau nhẹ ở dạ dày và rối loạn đại tiện. Tình trạng này khá phổ biến và thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Người bị kém hấp thu có thể bị suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các biểu hiện điển hình là đau vùng thượng vị, tiêu chảy kéo dài, phân có máu và sút cân không rõ nguyên nhân. Bệnh lý này có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và phẫu thuật nếu cần thiết.

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không?

Đau thượng vị kèm đi ngoài có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi tiêu chảy kèm theo máu tươi. Một số nguyên nhân phổ biến gồm viêm ruột thừa, xơ nang, u thư buồng trứng, các bệnh cơ bụng, tắc ruột, cùng với một số loại ung thư khác. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể khác nhau. Trong một số trường hợp, đau vùng thượng vị và đi ngoài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không? 3
Đau thượng vị kèm đi ngoài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng

Vì vậy, nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên và kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn như phân có màu đen hoặc có máu, sốt cao, buồn nôn và nôn, da vàng, rối loạn nhịp tim, mất ý thức, co giật, nước tiểu màu sẫm, khô miệng và mệt mỏi hoặc gặp vấn đề về thị lực. Người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này giúp đảm bảo rằng vấn đề sẽ được xử lý kịp thời và hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau thượng vị và đi ngoài

Mặc dù hiện tại chưa có biện pháp cụ thể nào giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị kèm theo đi ngoài. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp phòng ngừa tình trạng này:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều thực phẩm béo, không ăn quá no và nhai thức ăn thật kỹ.
  • Tránh tiêu thụ thức ăn gây dị ứng hoặc không dung nạp, đồng thời, hạn chế hoặc tránh uống rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, dành nhiều thời gian để thư giãn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Nếu đang sử dụng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc và xem xét thay đổi loại thuốc nếu cần thiết.
Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không? 5
Duy trì lối sống lành mạnh và tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

Tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, nếu theo dõi thấy triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, cần đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm