Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người tập trung bổ sung nhiều protein cho cơ thể với mong muốn tăng cường cơ bắp. Nhưng các nhà dinh dưỡng cho rằng đây là chế độ ăn mất cân đối và có thể gây ra những rối loạn cho cơ thể.
Protein được xem là một chất cần thiết cho quá trình phát triển của chúng ta. Nó giúp cơ thể phát triển, duy trì mô cơ, tham gia sửa chữa và làm lành vết thương. Các enzyme có cấu trúc là protein tham gia vào hàng loạt hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể. Điển hình như collagen, elastin là protein dạng sợi giúp cấu tạo xương, gân, dây chằng và da. Ngoài ra, protein đóng vai trò quan trọng trong duy trì độ pH của máu, là thành phần của kháng thể (gamaglobulin) và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể… Quan trọng hơn, đây là chất tăng sinh năng lượng để duy trì hoạt động cơ thể. 1 gram protein sinh được 4 calories.
Tuy nhiên, cơ thể hoạt động tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ và cân bằng các nhóm chất. Thiếu chất có thể gây bệnh và dư thừa chất cũng có thể dẫn đến những rối loạn trong cơ thể.
Thiếu nước: Khi bạn ăn thịt, cơ thể tiêu hóa chúng và chuyển hóa ở gan. Những chất thải ra là nitơ và ure sẽ đi ra nước tiểu. Khi có quá nhiều nitơ và ure, cơ thể phải dùng nhiều nước để cân bằng hàm lượng các chất này. Vì vậy cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước.
Tăng nguy cơ bệnh thận: Khi dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa protein sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều, gây suy giảm chức năng lọc. Đặc biệt với những người ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ dễ mắc bệnh gout do các tinh thể acid uric bám vào ống thận gây suy thận.
Tăng cân: Protein là chất có khả năng sinh năng lượng. Nhưng nếu bạn chỉ cần 50gr protein nhưng lại ăn đến 100gr thì 50gr dư thừa sẽ chuyển hóa thành 200 calories, buộc cơ thể phải dự trữ chúng dưới dạng mỡ.
Dễ bị táo bón: Chế độ ăn nhiều thịt ít rau chính là nguyên nhân gây táo báo, nặng hơn có thể gây bệnh trĩ.
Độ pH của máu trở nên acid: Môi trường kiềm được xem là môi trường lý tưởng để cơ thể phát triển tốt. Thế nhưng nạp quá nhiều protein sẽ khiến pH máu có khuynh hướng acid, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, tạo cơ hội cho tế bào ung thư hoạt động và gây bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể buộc phải huy động những chất đệm như canxi phosphat để trung hoà, nên kéo canxi từ xương ra. Chưa kể nếu thừa cân, béo phì thì lượng canxi được hấp thu kém, loãng xương xảy ra sớm hơn.
Đau dạ dày: Ăn nhiều protein khiến dạ dày phải lao động nặng hơn, quá trình tiêu hoá chậm lại. Tình trạng này có thể gây ra buồn nôn, chướng bụng, dễ đau dạ dày.
Mệt mỏi: Một số người theo chế độ ăn kiêng chỉ dùng thịt. Nhưng việc ăn kiêng thiếu tinh bột sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng và gây cảm giác mệt mỏi.
Tùy vào độ tuổi, thể trạng và tình trạng sức khỏe mà sẽ có chỉ tiêu tiêu thụ protein phù hợp.
Thông thường, mỗi ngày người trưởng thành nên ăn khoảng 0,75g protein/kg thể trọng. Như vậy, tính theo trọng lượng trung bình của người Việt, thì chỉ cần 55gr protein/ngày đối với nam và 45gr với nữ là đủ.
Với những người tập gym, có nhu cầu phát triển cơ bắp thì cũng nên ăn một lượng vừa phải protein, không nên nạp quá nhiều. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy: nếu bạn tập gym 5 buổi/tuần, ăn lượng protein 1,6gr/kg/ngày thì cơ bắp nở và sức mạnh cơ bắp cũng tăng. Nếu ăn nhiều hơn, cơ bắp cũng không nở nang hơn và sức mạnh cơ bắp cũng không tăng lên. Ngược lại có thể xuất hiện những tác động tiêu cực với cơ thể.
Với những người thừa cân, nên ăn một chế độ nhiều protein và vừa phải tinh bột. Có thể tham khảo theo tỉ lệ 30% protein, 40% tinh bột và 30% chất béo.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Dinh dưỡng bất hợp lý là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout… Đáng nói nhất là sự gia tăng mức tiêu thụ protein từ thịt. Nếu như năm 1985, mức tiêu thụ thịt chỉ đạt 13,6gr/ngày, thì đến tổng điều tra năm 2010, mức tiêu thụ thịt của người Việt đạt tới 85gr/người/ngày; trong khi đó lượng rau xanh tiêu thụ không hề tăng! Ở thành thị còn có xu thế lượng thịt tăng mà lượng rau xanh giảm. Đặc biệt, nhiều bà mẹ có tâm lý sợ rau tồn dư thuốc trừ sâu, nên chỉ cho con ăn thịt (mà không hề sợ thịt có dư lượng kháng sinh). Vì thế số trẻ béo phì từ mẫu giáo đến học sinh phổ thông đều tăng.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần đảm bảo sự cân đối giữa 3 nhóm chất cơ bản trong bữa ăn:
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.