Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dây thìa canh là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi với lịch sử được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp điều trị một số bệnh lý. Ở Việt Nam, dây thìa canh mọc chủ yếu ở miền Bắc và được phát hiện là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe. Vậy dây thìa canh có tác dụng gì? Theo dõi bài viết để biết một số bài thuốc từ dây thìa canh nhé!
Ở Việt Nam có nhiều cây thảo mộc tốt và việc khai thác tiềm năng dinh dưỡng của chúng vẫn còn hạn chế. Trong đó, dây thìa canh là loại thảo mộc có nhiều công dụng với sức khỏe, cùng tìm hiểu dây thìa canh có tác dụng gì, cách sử dụng và lưu ý khi dùng trong bài viết dưới đây.
Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là một loại cây leo thân gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở miền trung và miền nam Ấn Độ. Dây thìa canh phân bố trên toàn thế giới và được ghi nhận trong các tài liệu y học cổ truyền của nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Nhật Bản và Việt Nam. Cây này đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm để hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, béo phì và các vấn đề về tiêu hóa.
Nhờ vào các đặc tính sinh học đa dạng và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường, dây thìa canh đã trở thành một loại thảo dược phổ biến trong nhiều nền y học cổ truyền. Dây thìa canh thường phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thích hợp với đất ẩm nhưng thoát nước tốt, thường mọc ở các khu vực rừng thưa hoặc bìa rừng. Dây thìa canh có những đặc điểm sinh học và hình thái như sau:
Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ các vấn đề liên quan đến điều hòa đường huyết và quản lý cân nặng. Dưới đây là những tác dụng chính của dây thìa canh:
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng dây thìa canh có khả năng giảm đường huyết thông qua việc kích thích sản xuất insulin từ tuyến tụy và tăng cường hoạt động của nó. Nó cũng có thể giúp giảm hấp thụ glucose ở ruột, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu đã chứng minh lợi ích hạ đường huyết vượt trội của nó giúp duy trì mức đường huyết bình thường, đặc biệt là sau bữa ăn.
Dây thìa canh đang ngày càng được quan tâm trong điều trị béo phì do loại thảo mộc này có khả năng giúp giảm cân, ngăn ngừa hấp thụ glucose và giảm cơn thèm ngọt. Hợp chất trong dây thìa canh, đặc biệt là gymnemic acid, có thể làm thay đổi vị giác đối với vị ngọt, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt. Điều này rất có ích cho những người đang muốn giảm tiêu thụ đường. Bằng cách giảm cảm giác thèm ngọt và hỗ trợ chức năng insulin, dây thìa canh có thể góp phần vào việc quản lý cân nặng hiệu quả.
Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh đã được chứng minh là có tác dụng ảnh hưởng đến mức cholesterol và khả năng hấp thụ chất béo. Loại thảo mộc này có thể làm giảm triglyceride và cholesterol lipoprotein mật độ thấp, bảo vệ chống lại bệnh tim.
Tính chất chống viêm của dây thìa canh là do chất tannin và saponin có trong nó.
Dây thìa canh giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm khớp. Các nhà nghiên cứu cho rằng dây thìa canh có thể làm giảm giải phóng chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm thêm tình trạng mất xương và các triệu chứng viêm khớp.
Tính chất kháng khuẩn của dây thìa canh đã được chứng minh là có thể điều trị nhiễm trùng răng do vi khuẩn. Do đó, bột dây thìa canh đã được sử dụng trong thành phần kem đánh răng thảo dược.
Dây thìa canh đã được sử dụng trong y học cổ truyền với các bài thuốc nhằm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường huyết và chuyển hóa. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến sử dụng dây thìa canh:
Trên đây là giải đáp dây thìa canh có tác dụng gì? Mặc dù dây thìa canh có nhiều lợi ích, nhưng trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác để tránh tương tác thuốc không mong muốn hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra.
Xem thêm: Giải đáp: Ăn hành lá có tác dụng gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.