Long Châu

Nhiễm khuẩn sau sinh: Phụ nữ hậu sản cần theo dõi kĩ các dấu hiệu

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong thời kỳ hậu sản sau sinh, sản phụ gặp phải vấn đề vùng kín bị nhiễm khuẩn được gọi là tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. Đây là vấn đề thường gặp khoảng trong vòng 6 tuần sau sinh. Sản phụ hay bị nhiễm khuẩn ở các vị trí như âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung... Một số trường hợp nguy cấp hậu sản bị nhiễm khuẩn máu diễn biến nguy hiểm kèm có tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, sau sinh các bà mẹ cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân để nhận biết dấu hiệu và nhanh chóng tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?

Nhiễm khuẩn sau sinh là bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào do vi khuẩn ở đường sinh sản của phụ nữ sau khi sinh hoặc sảy thai. Nhiễm khuẩn sau sinh thường được thấy ở các dạng phổ biến như sau: 

  • Viêm nội mạc tử cung: Đây là dạng thường gặp nhất của tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh vì niêm mạc tử cung có thể bị chấn thương và rách trong quá trình sinh nở. Các vết thương này nếu không được xử lý tốt sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

  • Viêm cơ tử cung: Nhiễm trùng trong cơ tử cung hoặc các cấu trúc hỗ trợ tử cung có thể hình thành tại các vị trí vết mổ hoặc vết rách, chẳng hạn như trong vết rạch tầng sinh môn hoặc sinh mổ (mổ lấy thai).

  • Viêm mô tế bào vùng chậu: Mô nâng đỡ xung quanh tử cung.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm khuẩn sau sinh

Khi bị nhiễm khuẩn sau sinh, tùy vào từng vị trí cư trú của vi khuẩn mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể các dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Áp xe ở vú, ớn lạnh, sốt, sưng tấy cơ thể hoặc đau bụng sau khi sinh.

  • Tầng sinh môn, âm hộ bị sưng to, phù nề, vết khâu tầng sinh môn có mủ.

  • Tử cung hoặc âm đạo xuất huyết quá nhiều,đau nhói khi chạm vào.

  • Mùi hôi khó chịu bốc ra từ âm đạo.

  • Chảy máu ít hoặc không chảy máu sau khi sinh cũng là một vấn đề tiềm ẩn.

  • Tăng hoặc sưng tử cung.

  • Bầu ngực cảm thấy đau và căng tức ở một hoặc hai bên vú.

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.

  • Có các triệu chứng giống như cúm như sốt cao, đau đầu dữ dội.

  • Có vấn đề khi đi tiểu, nước tiểu cực kỳ sẫm màu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều cần sự can thiệp của chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. Do vậy, khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn sau sinh xảy ra, thì bạn cần nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng về sau, giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn sau sinh

Tử cung bình thường trong điều kiện lý tưởng được coi là vô trùng. Tuy nhiên, vi khuẩn sống trên da, chẳng hạn như Streptococcus hoặc Staphylococcus, và các vi khuẩn khác vẫn có thể gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập vào da hoặc mô bị tổn thương. Những vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm áp của vùng bụng dưới.

Nhiễm khuẩn sau sinh có thể bắt đầu trong tử cung sau khi mẹ vỡ ối. Ngoài ra, tử cung có thể bị nhiễm trùng nếu túi ối và chất lỏng của nó bị nhiễm trùng. Túi ối là màng có chứa thai nhi và các chất lỏng.

Ngoài ra, trong các trường hợp như trong quá trình cắt khâu tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn, trong trường hợp mổ lấy thai mà sản phụ bị vỡ tử cung, nhiễm khuẩn ối, mổ vào ruột hoặc vô trùng kém, quên gạc khi mổ… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ nhiễm khuẩn sau sinh?

Tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh chỉ gặp ở đối tượng là phụ nữ sau sinh do vi khuẩn gây ra ở bộ phận sinh dục. Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn sau sinh, tuy nhiên những đối tượng sau được cho là có nguy cơ cao hơn: 

  • Những người phụ nữ trong và sau khi sinh không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên gặp tình trạng thiếu máu. 

  • Những trường hợp sản phụ bị nhiễm độc thai nghén, các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ

  • Những sản phụ không kiểm soát được cân nặng bị béo phì, thừa cân. 

  • Những trường hợp phụ nữ  bị các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 

  • Trong quá trình sinh nở, sản phụ bị sót nhau, ứ sản dịch nhưng không được vệ sinh sạch sẽ.  

  • Trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị băng huyết. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiễm khuẩn sau sinh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn sau sinh, bao gồm:

  • Khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ hoặc tình trạng chuyển dạ kéo dài.

  • Lấy nhau thai không hợp vệ sinh bằng tay hoặc nhau thai còn sót lại trong tử cung sau khi sinh.

  • Băng huyết quá nhiều sau khi sinh.

  • Phân của thai nhi được tìm thấy trong nước ối cũng làm trầm trọng tình trạng nhiễm khuẩn.

  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong âm đạo như vi khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) sống tự nhiên trong đường âm đạo.

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh thường được nhận biết dễ nhất qua tình trạng sốt hậu sản khi:

Sốt với nhiệt độ tăng hơn 38 °C duy trì trong suốt 24 giờ hoặc lặp lại tính từ khoảng thời gian từ cuối ngày thứ nhất đến cuối ngày thứ mười của sản phụ sau khi sinh con hoặc phá thai (theo ICD-10).

Nhiệt độ ở miệng sốt hơn 38 °C vào bất kỳ hai trong số mười ngày đầu kể từ sau khi sản phụ sinh con (USJCMW).

Khi bạn đến thăm khám thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để gửi mẫu đi kiểm tra vi khuẩn. Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, còn một vài xét nghiệm khác hiếm khi làm nhưng trong các  trường hợp phức tạp vẫn yêu cầu xét nghiệm như xét nghiệm mô ở niêm mạc tử cung, chụp cắt lớp vi tính ở vùng bụng…

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả

Đối với trường hợp sản phụ bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn hoặc âm hộ thì thường vệ sinh sạch sẽ âm hộ, tầng sinh môn bằng nước sát khuẩn. Sau đó bác sĩ sẽ cắt chỉ nếu có khâu, dùng kháng sinh kết hợp cả đường tại chỗ và toàn thân. Còn trong trường hợp bị nhiễm khuẩn ở sâu bên trong như âm đạo hoặc cổ tử cung thường dùng gạc đã tiệt khuẩn để vệ sinh cổ tử cung âm đạo.

Bác sĩ sẽ kê cho sản phụ khánh sinh dạng đặt trong âm đạo giúp diệt khuẩn. Trường hợp hiếm gặp sản phụ bị nhiễm khuẩn ở tử cung thì cần kiểm tra xem có sót màng rau, sót rau để kịp thời xử lý tận gốc vấn đề.

Nếu tử cung bị nhiễm trùng, phụ nữ thường được dùng kháng sinh theo đường tĩnh mạch cho đến khi hết sốt trong ít nhất 48 giờ. Sau đó, bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc, nhiễm khuẩn sau sinh chủ yếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng.

Thuốc kháng sinh phổ rộng bao gồm nhiều loại vi khuẩn và được sử dụng khi chưa xác định được loại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh uống có thể bao gồm: Augmentin (amoxicillin và clavulanate), Vibramycin (doxycycline) cộng với Flagyl (metronidazole), Levaquin (levofloxacin) cộng với Flagyl (metronidazole).

Trước khi sinh mổ, các bác sĩ có thể cho sản phụ dùng thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật một thời gian ngắn. Điều trị như vậy có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tử cung và các khu vực xung quanh nó.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm khuẩn sau sinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Sản phụ cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ để  theo dõi tình trạng sức khỏe, để giúp tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh điều trị hiệu quả.

  • Vệ sinh hằng ngày có thể bằng nước sát khuẩn hoặc nước sạch trong cả quá trình mang thai và sau sinh, tuyệt đối tránh thụt rửa sâu bộ phận sinh dục có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn thêm trầm trọng. 

  • Nếu sản phụ có bất kỳ dấu hiệu nhiễm khuẩn sau sinh nào tái phát hoặc bât thường thì cần được thăm khám và điều trị kịp thời ở các cơ sở y tế uy tín.  

Phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Sau khi sinh khi sức khỏe phụ nữ chưa hồi phục không nên quan hệ tình dục hoặc làm việc vận động quá sức. Vì sau sinh cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm cần được nghỉ ngơi, quan hệ tình dục quá sớm hoặc vận động quá mức sau sinh có thể làm tổn thương đến cơ quan sinh sản của sản phụ. 

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng nước sát khuẩn hoặc nước ấm. Lưu ý luôn giữ vùng kín khô thoáng sạch sẽ, vệ sinh nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh. 

  • Sản phụ cần vệ sinh và thay quần lót liên tục để giúp vùng kín luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn.

Nguồn tham khảo
  1. Wikipedia.org: https://en.wikipedia.org/
  2. Healthline.com: https://www.healthline.com/
  3. Msdmanuals.com: https://www.msdmanuals.com/

Các bệnh liên quan

  1. U xơ tử cung

  2. Ung thư âm hộ

  3. Cơn gò chuyển dạ giả

  4. Chửa trứng

  5. Thai lưu

  6. Lạc nội mạc trong cơ tử cung

  7. Chít hẹp cổ tử cung

  8. Nám nội tiết

  9. Viêm nội mạc tử cung

  10. Bế sản dịch