Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì? Cần điều trị ra sao?

Ngày 30/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng thường gặp ở những người bị táo bón, bệnh trĩ hay nghiêm trọng hơn là bệnh viêm loét, ung thư đại trực tràng. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng người bệnh thấy máu có lẫn trong phân, bao phủ bên ngoài khuôn phân hoặc xuất hiện ở cuối bãi kèm theo chất nhầy trắng đục hay vàng như mủ. Máu có thể là máu tươi, có màu đỏ thẫm hoặc vón thành cục màu đen nếu đã tồn tại lâu ngày trong đường tiêu hóa. Tình trạng này khiến người bệnh rất lo lắng. 

Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về hiện tượng này nhé!

Đi ngoài ra máu và chất nhầy do đâu?

Theo các chuyên gia, hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa. Trong đó, thường gặp nhất là những căn bệnh sau:

Táo bón

Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu và chất nhầy, người bệnh táo bón còn có các triệu chứng khác như:

  • Đi cầu ít hơn 3 lần trong tuần.
  • Cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn, phải rặn mạnh hoặc dùng tay can thiệp xảy ra ở 1/4 số lần đi cầu.
  • Phân cứng, to hoặc đóng thành cục nhỏ lổn nhổ, mùi hôi thối.

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì? Cần điều trị ra sao? 1

Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là triệu chứng đến sớm của bệnh trĩ. Căn bệnh này xảy ra khi các mạch máu, tĩnh mạch tập trung ở ống hậu môn trực tràng bị phình giãn to và sưng lên tạo thành búi trĩ. Do nằm chắn ngang hậu môn, búi trĩ rất dễ bị tổn thương khi phân đi qua nên bị chảy máu tươi.

Bệnh kiết lỵ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu và chất nhầy. Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn Shigella hay Entamoeba histolyca gây ra. Chúng tấn công vào trong ruột già gây nhiễm trùng, viêm, chảy máu. Khu vực tổn thương cũng tiết ra nhiều dịch nhầy trắng đục do tạo mủ.

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn chỉ sự xuất hiện của một đường hầm nhỏ nằm dưới da hậu môn. Nó được tạo thành từ ổ áp xe nối thông với tuyến bã nằm rải rác bên trong hậu môn.

Bệnh viêm loét đại trực tràng

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu xảy ra do ruột già bị nhiễm vi khuẩn, virus, độc tố hoặc do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, hóa chất trị liệu ung thư. Các tác nhân gây bệnh khiến cho lớp lót bên trong lòng đại trực tràng bị tổn thương, viêm loét. Căn bệnh này được chia làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, những trường hợp bị viêm loét đại trực tràng mãn tính trong nhiều năm có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn nhiều lần so với người không bị bệnh.

Ung thư đại tràng

Trong số các bệnh lý gây đi ngoài ra máu và chất nhầy thì nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh ung thư đại tràng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và thường được phát hiện chậm trễ do có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường ở đường tiêu hóa.

Bệnh polyp đại trực tràng

Polyp là những khối u được hình thành do sự tăng sinh quá mức của thành trực tràng, đại tràng. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trong lòng ruột già với kích thước to nhỏ khác nhau. Mỗi cá nhân có thể chỉ có một polyp hoặc mọc nhiều khối u cùng lúc. Chúng chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi các khối polyp đại trực tràng đã lớn.

Polyp đại trực tràng được chia thành 2 loại chính gồm polyp tăng sản và polyp tuyến. Trong đó polyp tuyến có khả năng tiến triển thành ung thư rất cao.

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì? Cần điều trị ra sao? 2
Bệnh polyp đại trực tràng thường gây đi ngoài ra máu và chất nhầy

Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi cầu ra máu kèm chất nhầy diễn ra thường xuyên và kéo dài khiến cho không ít người lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nó khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang, mệt mỏi vì lo lắng cho sức khỏe của mình, nhất là khi chưa đi khám.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tình trạng chảy máu khi đi ngoài sẽ thường xuyên diễn ra với lượng máu mất nhiều hơn. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu rất cao dẫn đến nhiều biểu hiện bất thường như: Chóng mặt, choáng váng, da dẻ xanh xao, sức khỏe suy kiệt, thiếu sức sống.

Chưa kể, tình trạng đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý mà nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nguy hiểm nhất là bệnh ung thư đại tràng.

Do vậy, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyến cáo, khi có biểu hiện bị đi ngoài ra máu và chất nhầy người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện khám để được điều trị ngay cho dù hiện tượng này xuất phát từ bất cứ lý do nào.

Cách trị đi ngoài ra máu và chất nhầy

Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc điều trị bằng ngoại khoa. Ngoài ra, một số mẹo trị bệnh tại nhà cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu và cải thiện các triệu chứng khác liên quan.

Thuốc chữa đi ngoài ra máu và chất nhầy

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng đi cầu ra máu có lẫn chất nhầy:

Sử dụng thuốc tân dược có hiệu quả tốt trong các trường hợp bị đi ngoài ra máu và chất nhầy ở mức độ nhẹ đến trung bình. Người bệnh lưu ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn và tái khám thường xuyên đến khi triệu chứng này được chữa khỏi dứt điểm.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị đại tiện ra máu kèm dịch nhầy xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Bị bệnh trĩ độ 3, độ 4. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn, thuyên tắc cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
  • Polyp đại trực tràng có kích thước lớn.
  • Viêm loét đại tràng nghiêm trọng gây chảy nhiều máu.
  • Bệnh rò hậu môn.
  • Người bị ung thư đại tràng ở những giai đoạn đầu cũng được tiến hành làm phẫu thuật để cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng.
Đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì? Cần điều trị ra sao? 3
Phẫu thuật điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy

Cách phòng tránh bệnh đi ngoài ra máu và chất nhầy

Để ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chúng ta cần áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây:

  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại rau quả tươi ngon.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ…
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc những đồ uống chứa chất kích thích như cà phê.
  • Tập thói quen đại tiện đều đặn trong ngày, không ngồi đại tiện quá lâu và rặn mạnh dễ gây bệnh trĩ.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại sau mỗi giờ làm việc.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi.

Trên đây là những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy. Hiện tượng này có thể xuất phát vì những bệnh lý thông thường ở đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được lơ là trong việc khám và điều trị.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm