Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng nước hồ bơi có nguy hiểm không?

Ngày 19/11/2023
Kích thước chữ

Dị ứng nước hồ bơi có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Nguyên nhân từ việc dị ứng này là do đâu? Và những cách xử lý nào nên thực hiện khi gặp tình trạng dị ứng nước hồ bơi này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng nước hồ bơi đồng thời cung cấp một số cách xử lý khi gặp vấn đề dị ứng này nhé!

Dị ứng nước hồ bơi là một nỗi lo phổ biến của những người yêu thích bơi lội nhất là khi bơi tại những hồ bơi tư nhân bên ngoài. Đa số những người xảy ra tình trạng dị ứng nước hồ bơi là những người có làn da yếu, mỏng, dễ nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Dị ứng nước hồ bơi có thể làm bạn ngứa ngáy, nổi đỏ trên da, với một số người có thể xảy ra hiện tượng rụng tóc, khó thở,...

Nguyên nhân gây ra dị ứng nước hồ bơi

Dị ứng nước hồ bơi xảy ra do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu nguyên nhân chính là do tính chất da nhạy cảm với các tác nhân như vi sinh vật, vi khuẩn hay một số thành phần hóa học có trong nước hồ bơi như Clo, chất tẩy rửa,…

  • Hàm lượng chất tẩy rửa và lượng Clo vượt ngưỡng cho phép: Một số hồ bơi vì lợi nhuận đã sử dụng vượt mức lượng Clo và các chất tẩy rửa để làm sạch hồ bơi dẫn đến dư thừa lượng các chất hóa học khiến da dễ trở nên mẩn đỏ và dị ứng khi tiếp xúc quá mức các chất này.
  • Vi khuẩn và vi sinh vật: Nước là một môi trường lý tưởng dễ phát triển các vi khuẩn cũng như vi sinh vật nhất là khi hồ bơi thường được xây dựng ngoài trời, ít che chắn. Các loại vi sinh vật này cũng được phát triển thông qua lượng dầu thừa và tế bào chết của cơ thể những người cùng bơi trong hồ.
  • Bản chất làn da nhạy cảm thường rất yếu và dễ bị xâm nhập bởi các tác nhân từ môi trường.

Biểu hiện khi diễn ra tình trạng dị ứng nước hồ bơi

Dị ứng nước hồ bơi có thể diễn ra ở cả người lớn và trẻ em. Chính vì vậy cần phải nắm rõ các biểu hiện khi xuất hiện tình trạng dị ứng để kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.

Khi dị ứng nước hồ bơi cơ thể sẽ biểu hiện ra một hay một vài các tình trạng sau đây:

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu;
  • Các vết mề đay xuất hiện với thời gian ngắn và lan rộng đến các vùng da khác;
  • Choáng váng, đau đầu, mệt mỏi;
  • Khó thở, thở gấp, thở kèm theo khò khè;
  • Khô da, đỏ da;
  • Kích ứng đường hô hấp.
Cách xử trí khi bị dị ứng nước hồ bơi 2.png
Dị ứng nước hồ bơi gây ra các tình trạng khó chịu trên da, đôi khi kích ứng cả hệ hô hấp

Dị ứng nước hồ bơi có nguy hiểm tới tính mạng không?

Dị ứng nước hồ bơi thực chất là tình trạng viêm da kích ứng, diễn ra do tình trạng cơ thể quá mẫn cảm với các thành phần có trong hồ bơi như Clo, chất tẩy rửa hay các vi sinh vật. Tình trạng này về cơ bản không phải là một bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên vấn đề dị ứng này sẽ gây ra các khó chịu cũng như bất tiện cho người bệnh trong các sinh hoạt hằng ngày.

Dị ứng nước hồ bơi xảy ra trên bề mặt da có thể gây ra những vết sẹo cho ngứa ngáy mà người bệnh gãi để lại. Sẹo có thể lành nếu được chữa trị kịp thời nhưng nếu để lâu những vết sẹo này có thể trở thành sẹo vĩnh viễn trên da người bệnh gây mất thẩm mỹ và tự tin của bệnh nhân.

Việc ảnh hưởng đến đường hô hấp do dị ứng nước hồ bơi nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nặng trên đường hô hấp vì tiếp xúc thời gian dài với nước Clo có thể gây bỏng đường hô hấp, hen suyễn, ho, khó thở,…

Cách xử trí khi bị dị ứng nước hồ bơi 3.png
Dị ứng nước hồ bơi thực chất là viêm da kích ứng

Cách xử trí khi bị dị ứng nước hồ bơi

Dị ứng nước hồ bơi không nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn biết cách xử lý đúng ngay khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện về tình trạng này. Một số cách xử trí khi phát hiện bị dị ứng nước hồ bơi như sau:

  • Ngay lập tức tắm nước sạch để loại bỏ những vùng da bị tiếp xúc với các chất gây dị ứng như nước tẩy rửa hay Clo có trong hồ bơi.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước có chứa chất gây dị ứng.
  • Tắm nước sạch và sử dụng những loại xà phòng có tính dịu nhẹ không gây kích ứng da.
  • Tuyệt đối không được phép gãi mạnh ở những vùng da bị ngứa tránh trường hợp trầy, xước da.
  • Trong thời gian chữa trị không nên ăn những loại đồ ăn có chứa những chất dễ gây dị ứng như thịt bò, tôm, cua, ghẹ, cá,…
  • Nên ăn và bổ sung các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể thông qua trái cây, rau xanh,…
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da phù hợp.
  • Nếu tình trạng nặng hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám bởi các y bác sĩ và được sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa rõ tình trạng hiện tại của việc dị ứng.
Cách xử trí khi bị dị ứng nước hồ bơi 4.png
Một số cách xử lý khi gặp tình trạng dị ứng nước hồ bơi

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, hy vọng có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích và một số cách xử lý phù hợp khi gặp tình trạng dị ứng nước hồ bơi. Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để luôn an toàn, sẵn sàng và tự tin với bơi lội nhé!

Xem thêm: Dị ứng cá ngừ có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứngngứa