Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tả là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa với khả năng lây lan thành dịch và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc điều trị bệnh tả cần được thực hiện sớm và đúng phác đồ. Vậy bệnh tả là gì? Điều trị bệnh tả như thế nào để giảm nguy cơ biến chứng?
Bệnh tả hay thổ tả (Cholera) là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gram âm Vibrio cholerae gây ra. Bệnh tả có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Mùa hè và mùa mưa lũ là thời điểm bệnh tả có nguy cơ bùng phát mạnh do điều kiện môi trường lúc này rất thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio cholerae sinh sôi và phát triển gây bệnh.
Bệnh tả là một trong những bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, ước tính mỗi năm có tới 21.000 - 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên toàn thế giới. Căn bệnh này được xem là mối hiểm họa, đặc biệt ở những nơi con người sống trong cảnh chiến tranh, nghèo đói, thiên tai, môi trường sống bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh,... Các triệu chứng của bệnh tả khá giống với tiêu chảy nên dễ bị nhầm lẫn và không được chẩn đoán sớm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh tả cũng như biến chứng do bệnh tả gây ra.
Cơ chế gây ra bệnh của vi khuẩn Vibrio cholerae là do độc tố của chúng sản sinh trong ruột non. Các độc tố này liên kết với thành ruột gây cản trở dòng chảy của natri và clorua dẫn đến tiêu chảy, cơ thể phải tiết ra một lượng nước khổng lồ nên mất nước và điện giải nhanh chóng.
Hầu hết các trường hợp người bệnh không biết mình nhiễm bệnh do không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Các trường hợp còn lại thường xuất hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh tả có thể xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, khô miệng, khát nước, mắt trũng, da khô, tiểu ít, thậm chí không tiểu trong thời gian dài, huyết áp thấp, chuột rút, nhịp tim không đều,... Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với vi khuẩn tả trong khoảng 2 đến 5 ngày và lây mạnh nhất trong thời kỳ toàn phát của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần được cách ly thêm 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tồn tại trong phân có thể sống được vài ngày đến 2 đến 3 tuần.
Bệnh tả được chia làm nhiều dạng dựa theo mức độ bệnh. Phác đồ điều trị bệnh tả sẽ khác nhau theo từng trường hợp. Các thể bệnh thường gặp gồm:
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, chủ yếu qua quá trình ăn uống. Trong đó, các nguồn lây nhiễm vi khuẩn tả phổ biến bao gồm:
Bệnh tả là bệnh lý cấp tính có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời cùng với phác đồ điều trị đúng, phù hợp. Điều trị bệnh tả cần tuân thủ một số nguyên tắc nhằm đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh lây lan ra cộng đồng.
Đầu tiên, cần bổ sung nước và điện giải càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mất nước gây nguy kịch. Đồng thời, người bệnh cần điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, việc cách ly người bệnh với người xung quanh và xử lý nguồn nước để tránh lây lan bệnh cũng rất quan trọng.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, lúc này người bệnh chưa bị mất nước nhiều thì bổ sung nước và điện giải đường uống là thích hợp. Việc bù nước và điện giải cần thực hiện liên tục đến giai đoạn người bệnh hồi phục. Người bệnh có thể bù nước và điện giải tại nhà bằng cách uống các dung dịch bù nước như Oresol. Nếu không có Oresol, người bệnh có thể thay thế bằng dung dịch tự pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối, 8 thìa cà phê đường pha với 1 lít nước. Bên cạnh đó, nước dừa non pha cùng 1 chút muối, nước cháo muối,... cũng giúp bù nước và điện giải rất tốt. Lưu ý khi sử dụng Oresol đường uống, người bệnh cần pha theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì, sau đó uống từng ngụm nhỏ theo nhu cầu. Trường hợp mất nước nghiêm trọng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bù nước và điện giải bằng cách truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.
Việc bù nước và điện giải cần kết hợp với việc dùng kháng sinh để diệt trừ phẩy khuẩn tả. Trong đó, Doxycycline là thuốc kháng sinh được khuyến cáo điều trị đầu tay cho người lớn và trẻ em. Nếu vi khuẩn kháng Doxycycline, có thể chuyển sang Azithromycin và Ciprofloxacin.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu và cách điều trị bệnh tả. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó chủ động hơn trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh tả đúng cách nếu không may mắc bệnh.
Xem thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì? Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.