Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đo niệu động học là phương pháp xét nghiệm giúp xác định các vấn đề của hệ bài niệu. Phương pháp này có độ chính xác cao và giúp cung cấp thông tin cho quá trình điều trị.
Đo niệu động học là tập hợp các xét nghiệm chức năng bàng quang giúp đánh giá hoạt động của cơ quan này. Thông qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán rất nhiều bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm như viêm niệu đạo.
Niệu động học (urodynamic test) là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán các vấn đề liên quan đến đường tiểu dưới. Trong đó sẽ bao gồm các bài test chức năng bàng quang, tình trạng rò rỉ nước tiểu cũng như khả năng chứa của cơ quan này.
Khi thực hiện đo niệu động học, thông thường bạn phải trải qua đủ 4 bước sau:
Dù không gây đau đớn quá nhiều nhưng nhìn chung xét nghiệm này có thể khiến nhiều người khó chịu. Sau khi thực hiện xong xét nghiệm thì bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại bình thường mà không cần nghỉ dưỡng.
Đo niệu động học là cụm từ mô tả tập hợp nhiều xét nghiệm khác nhau nhằm đưa ra những đánh giá về chức năng bàng quang và đường tiểu dưới một cách chính xác. Các xét nghiệm thường được triển khai khi này bao gồm:
Đo áp lực bàng quang (cystometry): Nhằm đo lường áp suất trong bàng quang của người bệnh. Thông qua xét nghiệm này, chúng ta sẽ đánh giá được các thông số như: sức chứa, độ đàn hồi, hoạt động co bóp của bàng quang.
Xét nghiệm này sử dụng một ống thông có gắn cảm biến để đưa vào bàng quang thông qua lỗ tiểu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ thực hiện một số động tác như ho, hắt hơi,... để xem xét hoạt động của bàng quang tại thời điểm đó. Áp suất tại bàng quang sẽ được đo và đánh giá các thông số.
Đo niệu dòng đồ (uroflowmetry) tức là đo tốc độ dòng nước tiểu để ước tính lượng nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang. Xét nghiệm này được thực hiện khi bác sĩ làm đầy bàng quang bệnh nhân. Sau đó, người bệnh được yêu cầu tiểu lên một thiết bị chuyên dụng có khả năng phân tích thông số tự động.
Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu khó tiểu. Thông qua đó giúp bác sĩ phát hiện tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu. Đặc biệt là các trường hợp như: phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới) hay yếu cơ bàng quang.
Sử dụng kỹ thuật đo điện cơ, hay còn gọi là electromyography. Nhân nhân viên y tế đặt các miếng dán điện cực gần vùng niệu đạo và trực tràng để theo dõi sự hoạt động điện của cơ bàng quang và các dây thần kinh liên quan.
Phương pháp này được áp dụng để kiểm tra chức năng của cơ sàn chậu khi có nghi ngờ về nguyên nhân của vấn đề tiểu không tự chủ. Đặc biệt khi có liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc cơ.
Một phương pháp khác là đo thể tích nước tiểu tồn lưu, là quá trình đo lường lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bệnh nhân đã đi tiểu. Thông qua việc sử dụng thiết bị siêu âm, bác sĩ có thể quan sát và ước lượng lượng nước tiểu còn sót lại.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống thông nhỏ để lấy mẫu nước tiểu thừa ra khỏi bàng quang thông qua ống tiểu. Kích thước của thể tích nước tiểu tồn lưu có thể là một chỉ số quan trọng. Kích thước tăng lên có thể cho thấy vấn đề như khó khăn khi tiểu, hoặc tắc nghẽn trong đường tiểu của bệnh nhân.
Là phương pháp sử dụng tia X để trình chiếu hình ảnh bàng quang ở các thời điểm. Phương pháp này cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ như: bất thường trong cấu trúc bàng quang, các rối loạn trong quá trình chứa và đào thải nước tiểu,…
Việc thực hiện xét nghiệm niệu động học là cần thiết vì các bệnh lý đường tiết niệu đặc biệt là rối loạn hoạt động bàng quang chẳng hạn như viêm bàng quang là rất phổ biến. Chúng có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi độ tuổi.
Đối với phụ nữ, các bệnh lý này thường gia tăng theo tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh nở, và khi tiến vào thời kỳ mãn kinh. Đối với nam giới thì bệnh phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh lý thần kinh liên quan đến cột sống cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
Kết quả của xét nghiệm niệu động học mang lại thông tin quan trọng, giúp bác sĩ hiểu rõ nguyên nhân của các triệu chứng đường tiểu. Từ đó, họ có thể lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Thời điểm mà bác sĩ quyết định thực hiện xét nghiệm niệu động học là khi có nghi ngờ về vấn đề liên quan đến hệ thống đường tiết niệu. Đặc biệt là khi có vấn đề xảy ra trong bàng quang.
Mục đích của việc thực hiện kiểm tra niệu động học là để bác sĩ đánh giá khả năng giữ và xả nước tiểu, cũng như hoạt động co bóp của bàng quang. Thông qua đánh giá này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ xác định việc thực hiện kiểm tra niệu động học dựa trên một số triệu chứng cụ thể của bệnh nhân, bao gồm:
Tóm lại, đo niệu động học là phương pháp xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Từ đó có thể đưa ra hướng điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Theo dõi thêm nhiều bài viết mới nhất tại Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe chuẩn khoa học.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.