Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Acid Benzoic là chất được sử dụng làm thuốc hoặc chất bảo quản thực phẩm, ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Liệu đây là chất tốt hay chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về độc tính của Acid Benzoic qua thông tin sau đây.
Chất được sử dụng như chất chống khuẩn Axit Benzoic được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho rằng Axit Benzoic tồn tại độc tố gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người, vậy thực hư của điều này là gì? Bài viết này sẽ gửi đến bạn kiến thức hữu ích về độc tính của Acid Benzoic cùng những lưu ý khi sử dụng.
Axit Benzoic là tên gọi của một chất được dùng như chất chống khuẩn, ứng dụng trong sản xuất nước súc miệng, kem đánh răng, mỹ phẩm hoặc làm chất bảo quản trong thực phẩm. Đây cũng là chất quan trọng giúp tổng hợp các chất hữu cơ khác.
Acid Benzoic có dạng chất rắn với kết tinh màu trắng, không mùi hoặc mùi Benzaldehyde nhẹ, vị đắng hoặc gần như không vị. Acid Benzoic tan vừa phải trong nước nóng, hòa tan trong Glycerol và dầu với khả năng bay hơi tốt, không tan trong nước lạnh. Khi đun nóng, Acid Benzoic sẽ phân hủy, sinh ra khói cay. Trong y học, Acid Benzoic được bào chế thành thuốc mỡ bôi da hoặc thuốc uống nhờ thành phần kháng nấm, kháng khuẩn.
Acid Benzoic được sử dụng để sản xuất thuốc mỡ Whitfield dùng trong việc điều trị tình trạng da bị nhiễm giun, nấm và cho các vận động viên. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, Acid Benzoic còn được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc sát trùng, thậm chí là thuốc trừ sâu.
Đến đầu những năm 1900, Acid Benzoic và muối Benzoate đã được các nhà khoa học chứng minh là tạo phản ứng với vitamin C trong thực phẩm tạo nên chất benzen gây ung thư và có nguy hại cho sức khỏe. Trên thực tế, đa phần các loại thực phẩm và trái cây đều có chứa vitamin C nên việc sử dụng muối Benzoat trong bảo quản thực phẩm như trái cây, rau, nước sốt cay, chế phẩm từ cà chua sẽ tăng khả năng hình thành chất Benzen. Thêm vào đó, WHO cho biết bản thân nhóm Acid Benzoic Benzoate đã gây độc hại cho sức khỏe nếu con người tiêu thụ vượt quá 5mg/kg chất này trên tổng trọng lượng cơ thể.
Chất Acid Benzoic được xem là một chất bảo quản và chống vi trùng nên được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ uống và thực phẩm, nhất là những loại đồ uống có gas. Nó sẽ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất ở độ pH đạt từ 2.5 đến 4.0 với công dụng ức chế vi khuẩn và nấm men phát triển. Hai loại này là nguyên nhân chủ yếu khiến thực phẩm bị hư hỏng.
Vì Acid Benzoic dễ tổng hợp và có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi nên được bán với giá cả phải chăng trên thị trường. Vì thế, hợp chất này đã được các nhà sản xuất lựa chọn như một thành phần để bảo quản các sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh chức năng bảo quản mỹ phẩm trong sản xuất công nghiệp thì Acid Benzoic còn có thể điều chỉnh độ pH trong sản phẩm, nhờ đó tạo điều kiện tăng hiệu suất của các thành phần khác trong sản phẩm lên mức tối ưu.
Bên cạnh đó, hợp chất Acid Benzoic và Acid Salicylic được kết hợp sử dụng trong thành phần một số loại thuốc hoặc dược phẩm trong điều trị những trường hợp bị vết thương do côn trùng cắn, bỏng, lở loét, chàm, nhiễm nấm. Nếu như Acid Salicylic giúp thúc đẩy quá trình tẩy da chết của các tế bào da chết thì Acid Benzoic có công dụng chống nhiễm trùng.
Ngoài ra, Acid Benzoic còn được chứng minh giúp dịu kích ứng, phòng ngừa viêm nhiễm. Theo một nghiên cứu vào năm 2016, một loại thuốc mỡ với thành phần có chứa đồng thời Acid Benzoic và Acid Salicylic hoặc chiết xuất vỏ cây sồi đem đến tác dụng giảm kích ứng khi gây ra bởi quá trình triệt lông.
Tuy có nhiều công dụng trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, thuốc bôi da nhưng Acid Benzoic vẫn tồn tại độc tính. Những độc tính của Acid Benzoic sẽ phát huy tùy thuộc vào cách sử dụng. Trong nghiên cứu thử nghiệm trên động vật, Acid Benzoic có độc tính cấp tính thấp khi nuốt quá nhiều. Trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, người ta vẫn sử dụng Acid Benzoic với hàm lượng thấp là 0.1%, tương đương với 1g/1 lít hoặc 1g/1 kg.
Khi đi vào cơ thể, hợp chất Acid Benzoic phản ứng với chất Glucocol tạo thành Acid Piruvic không gây độc và được đào thải ra ngoài. Mặc dù vậy, việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có chứa hợp chất Acid Benzoic hàm lượng cao từ 6mb/kg thể trọng thì người dùng sẽ bị ngộ độc. Ngoài ra, hàm lượng Acid Benzoic cao có khả năng gây viêm dạ dày, kích ứng dạ dày, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ hô hấp…
Sau khi biết được độc tính của Acid Benzoic thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Bất kỳ loại thuốc nào nói chung và Axit Benzoic nói riêng khi được dùng không đúng liều lượng cũng sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc về độc tính của Acid Benzoic. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc hay sản phẩm nào có chứa Axit Benzoic nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.