Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gây mê nội khí quản: Những điều cần biết

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ

Phương pháp gây mê nội khí quản được sử dụng khá phổ biến trong các ca phẫu thuật kéo dài nhờ khả năng phát huy hiệu quả khá lâu, có thể tùy chỉnh thời gian thuốc có tác dụng. Để tìm hiểu nhiều hơn về kỹ thuật này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Khi thực hiện gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ lịm đi trong 1 - 3 phút và có tác dụng trong nhiều giờ liền. Thuốc mê được đưa vào khí quản liên tục trong quá trình phẫu thuật để duy trì hiệu quả. 

Gây mê nội khí quản là gì? 

Phương pháp gây mê nội khí quản được đánh giá là thủ thuật gây mê có hiệu quả cao, đặc biệt thích hợp với những trường hợp cần gây mê toàn thân trong thời gian dài. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về gây mê nội khí quản, mời bạn theo dõi một số thông tin liên quan đến kỹ thuật này. 

Gây mê nội khí quản Những điều cần biết 1Gây mê nội khí quản cần đặt ống nội khí quản để dẫn thuốc vào

Gây mê nội khí quản cần đặt nội khí quản để đưa lượng thuốc thích hợp vào cơ thể trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật. Vậy đặt nội khí quản là gì? Phương thức đặt nội khí quản là thủ thuật đặt ống nội khí quản, được thực hiện trên những bệnh nhân đã mất ý thức hoặc không thể tự thở được. Việc đặt ống nội khí quản giúp bệnh nhân duy trì đường thở và ngăn chặn tình trạng nghẹt thở. Được áp dụng trong gây mê nội khí quản, ống nội khí quản hỗ trợ đưa thuốc mê vào cơ thể thông qua đường thở dễ dàng, hiệu quả hơn. 

Ngoài giúp thuốc được đưa vào hiệu quả hơn, gây mê nội khí quản còn hút khí quản và kiểm soát hô hấp của bệnh nhân trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật. Sau khi được đặt ống nội khí quản, bệnh nhân sẽ mất đi cảm giác và ý thức tạm thời nhưng việc hô hấp vẫn thực hiện được nhờ sự hỗ trợ từ ống nội khí quản. 

Chỉ định và chống chỉ định thực hiện gây mê nội khí quản

Tìm hiểu về những trường hợp chỉ định và chống chỉ định đối với thủ thuật gây mê nội khí quản giúp bạn biết được bản thân có thích hợp sử dụng phương pháp này hay không. 

Chỉ định gây mê nội khí quản

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định gây mê nội khí quản bao gồm các tình trạng như: 

  • Phẫu thuật sinh mổ lấy thai.
  • Phẫu thuật vùng tai mũi họng.
  • Bệnh nhân cần phẫu thuật vùng đầu hoặc sọ não.
  • Phẫu thuật vùng bụng trên rốn hoặc những trường hợp phẫu thuật dạ dày, tắc ruột.
  • Các cuộc phẫu thuật lớn, cần nhiều thời gian, hồi sức tích cực.
  • Phẫu thuật vùng hậu môn, tử cung hoặc bàng quang cũng được chỉ định thực hiện gây mê nội khí quản.
  • Phẫu thuật cần kiểm soát đường thở trong suốt quá trình thực hiện như mổ khoang lồng ngực, thuốc giãn cơ,...

Áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản cần được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật, tránh gây nên biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

Gây mê nội khí quản Những điều cần biết 2Gây mê nội khí quản được dùng trong các trường hợp cần phẫu thuật kéo dài

Chống chỉ định gây mê nội khí quản

Dù được đánh giá là phương pháp gây mê an toàn, phù hợp với đa số trường hợp bệnh nhân nhưng gây mê nội khí quản cũng được chống chỉ định trong một số trường hợp như: 

  • Người bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường tiêu hóa không thực hiện gây mê nội khí quản.
  • Bệnh nhân bị viêm thanh quản cấp tính hoặc ung thư thanh quản.
  • Phòng phẫu thuật không trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc cần thiết và người thực hiện gây mê không đủ kinh nghiệm. 

Bên cạnh việc chú ý đến trường hợp chống chỉ định, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số tác dụng phụ và biến chứng sau khi gây mê nội khí quản để có lựa chọn phương án gây mê thích hợp với bản thân. Tuy khả năng xảy ra biến chứng là rất nhỏ nhưng việc đề phòng là điều cần thiết. 

Một số biến chứng của gây mê nội khí quản

Như đã nói ở trên, mặc dù gây mê nội khí quản khá an toàn nhưng vẫn có một số biến chứng có khả năng thấp xảy ra như: 

  • Suy hô hấp sau phẫu thuật do lượng thuốc giãn cơ còn tồn đọng trong cơ thể chưa tan hết.
  • Thuốc gây mê còn có khả năng gây co thắt khí, phế quản dẫn đến suy hô hấp hoặc thiếu oxy.
  • Dịch dạ dày bị tràn vào phổi là biến chứng nguy hiểm nhất khi thực hiện gây mê nội khí quản, có thể dẫn đến nguy cơ cao bệnh nhân bị ngạt thở, viêm phổi hoặc sốc phổi,...
  • Trong quá trình đặt ống nội khí quản, nếu bác sĩ không có kỹ năng, chuyên môn tốt và kinh nghiệm có thể làm tổn thương răng, miệng, họng của bệnh nhân, cụ thể như gãy răng, chảy máu môi, chảy máu hầu họng,...
  • Tác dụng của thuốc gây mê có thể ức chế cơ tim, gây nên tình trạng giảm sự co bóp của tim, tụt huyết áp, loạn nhịp tim.

Những biến chứng này tuy có khả năng xảy ra rất thấp nhưng không phải không có nên việc đề phòng từ sớm là điều cần thiết. Biến chứng do gây mê nội khí quản gây nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là tim, phổi, thậm chí nặng hơn là tử vong. 

Yếu tố nguy cơ khi thực hiện gây mê nội khí quản

Bệnh nhân có sức khỏe bình thường có nguy cơ gặp biến chứng sau khi thực hiện gây mê nội khí quản rất thấp, gần như là không có. Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ biến chứng? Phần lớn việc biến chứng có xảy ra hay còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của chính bệnh nhân. Yếu tố nguy cơ khi gây mê nội khí quản gồm có:

  • Bệnh nhân bị béo phì hoặc lượng mỡ trong cơ thể, nội tạng cao; 
  • Ảnh hưởng từ tuổi tác; 
  • Người hút thuốc có nguy cơ biến chứng cao hơn;
  • Sử dụng chất kích thích, rượu, bia,..; 
  • Bệnh tiểu đường cũng làm nguy cơ biến chứng tăng lên; 
  • Người có tiền sử bị bệnh động kinh; 
  • Người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ; 
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc; 
  • Gặp vấn đề sức khỏe về tim, phổi hoặc thận; 
  • Tiền sử gia đình có người gặp biến chứng hoặc bất lợi với phương pháp gây mê nội khí quản. 

Gây mê nội khí quản Những điều cần biết 3

Hút thuốc nhiều làm tăng nguy cơ biến chứng khi gây mê nội khí quản

Những yếu tố này làm tăng nguy cơ biến chứng khi thực hiện gây mê nội khí quản nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng bởi khi thăm khám sức khỏe và chỉ định thực hiện gây mê nội khí quản, bác sĩ đã cân nhắc và có phương án ngăn chặn biến chứng cho bệnh nhân. Nếu bạn còn những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nào khác, hãy nói ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình gây mê nội khí quản và phẫu thuật. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thủ thuật gây mê nội khí quản và những thông tin về phương pháp này. Trong khi thực hiện gây mê nội khí quản, nếu bạn nhận thấy điều bất thường hoặc khó chịu cần báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Gây têGây mê