Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Ngày 26/06/2022
Kích thước chữ

Liệt dây thần kinh số 7 tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể để lại các di chứng không mong muốn. Vậy liệu liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không? Tìm hiểu ngay!

Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính cũng như độ tuổi. Biểu hiện thường thấy của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng. Vậy liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không? Liệt dây thần kinh số 7 bao lâu thì khỏi? 

Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh số 7 là hỗn hợp dây thần kinh có nhiều chức năng có liên quan đến cảm giác, vị giác và vận động. Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh mô tả tình trạng bị chèn ép và viêm nhiễm ở đây. 

Lý do khiến dây thần kinh số 7 bị liệt chủ yếu là:

  • Bệnh nhân bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.
  • Bệnh viêm tai - mũi - họng không được điều trị dứt điểm.
  • Chấn thương xảy ra ở vùng xương chũm, vùng thái dương,...
  • Có bệnh lý ở nền sọ.
  • Tiểu đường.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Bệnh huyết áp.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 Dây thần kinh số 7 đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ

Những đối tượng sau được cho là có nguy cơ mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 cao:

  • Người có hệ miễn dịch không tốt và sức khỏe yếu.
  • Thai phụ.
  • Người thường xuyên phải chịu tình trạng căng thẳng, thức khuya.
  • Hay uống rượu bia.
  • Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp.
  • Người hay phải đi sớm về khuya.

Biểu hiện thường gặp khi liệt dây thần kinh số 7

Hầu hết các bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ có các biểu hiện phổ biến như sau:

  • Tuyến lệ hoạt động không bình thường, mí bị sụp, khô mắt, không thể nháy hoặc nhắm mắt được.
  • Miệng bên liệt khó mỉm cười, khó hoặc không thể khép miệng lại, hay chảy dãi.
  • Mặt bị xệ xuống hoặc cứng bất thường, méo miệng lệch về một bên liệt.
  • Khóe miệng, vùng trán bị dị cảm.
  • Bị đau quanh vùng góc hàm, xương chũm, tai và thái dương.
  • Vị giác bị thay đổi.
  • Nhạy cảm với âm thanh.
  • Rối loạn lời nói hoặc khả năng ăn uống.
  • Ở bên mặt bị liệt dễ bị đọng thức ăn, uống nước hay bị trào ngược ra.
  • Một bên mặt có cảm giác bị tê và yếu cơ.
  • Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 sau đợt nhiễm trùng zoster hay herpes simplex có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội, nổi mụn nước ở lưỡi và vòm miệng.

Bị liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không?

Trước khi trả lời câu hỏi liệt dây thần kinh số 7 có thể tự khỏi không. Chúng ta cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của bệnh gây ra cho bệnh nhân.

Những ảnh hưởng do liệt dây thần kinh số 7

Sở dĩ rất nhiều người quan tâm đến liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không là vì bệnh lý này gây ra rất nhiều di chứng sau này. Ảnh hưởng ở mức độ nhẹ nhất mà bệnh có thể gây ra đó là làm mất tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp và khó khăn trong thể hiện cảm xúc. Ở mức độ nặng hơn, bệnh có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề như:

  • Biến chứng tại mắt như viêm giác mạc, lộn mí, loét giác mạc, viêm kết mạc. Đây là những biến chứng có thể đề phòng hoặc xử lý được bằng các cách như đeo kính, khâu một phần hoặc toàn bộ sụn mí.
  • Hội chứng co thắt nửa mặt sau liệt mặt: xảy ra ở những bệnh nhân nặng do sự phân bố lại thần kinh một phần.
  • Đồng vận: Người bệnh bị co cơ không tự chủ kết hợp cùng với các hoạt động tự chủ như khi nhắm mắt thì mắt sẽ bị kéo lại. Biến chứng này không thể chữa khỏi được mà chỉ có thể hạn chế sự khó chịu bằng biện pháp phục hồi chức năng.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu. Hội chứng này ít xảy ra, triệu chứng điển hình là chảy nước mắt lúc ăn.

Liệt dây thần kinh số 7 có thể tự hết được không?

 Nói về việc liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không? Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này diễn ra khi có sưng hoặc viêm tạm thời, thường gây ra do virus, gây áp lực lên dây thần kinh điều khiển cơ mặt. Điều này khiến chức năng của dây thần kinh bị suy giảm, khiến bệnh nhân khó kiểm soát các cơ cũng như các biểu cảm trên mặt.

Khi tình trạng viêm thuyên giảm, dây thần kinh sẽ bắt đầu hoạt động trở lại bình thường và các triệu chứng sẽ biến mất trong thời gian vài tháng. Một số tình trạng khác cũng có thể gây liệt mặt, ví dụ như khối u não, đột quỵ, bệnh nhược cơ và bệnh Lyme.

Bị liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không? Bị liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Như vậy, việc liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với những tình trạng liệt không rõ nguyên nhân thường sẽ tự khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận. Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 do đột quỵ hoặc tổn thương dây thần kinh mặt, bệnh nhân phải được điều trị để cải thiện chức năng của dây thần kinh mới có thể phục hồi được.

Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7

Vậy liệt dây thần kinh số 7 điều trị bao lâu thì hết, câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 cách điều trị liệt dây thần kinh số 7:        

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng nội khoa

  • Bác sĩ sẽ kê đơn nhiều nhóm thuốc khác nhau kết hợp cùng một số biện pháp khác để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, giúp phục hồi được chức năng của dây thần kinh này.
  • Thuốc được kê có thể là các loại vitamin thuộc nhóm B, thuốc giãn mạch, thuốc kháng viêm.
  • Một số biện pháp khác như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, hồng ngoại, sóng ngắn,... Bác sĩ sẽ hạn chế những kích thích quá mức để tránh gây ra tình trạng co cứng cơ mặt.
Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng nội khoa Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng nội khoa sử dụng thuốc

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng ngoại khoa

Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Những trường hợp phải can thiệp bằng phương pháp điều trị này chủ yếu là để có thể loại trừ nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 như áp xe não, có khối máu tụ, u não, viêm tai xương chũm,...

Mức độ liệt dây thần kinh số 7 ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Vì thế muốn biết được chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không, còn phải xem tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể và cần phải đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Lưu ý rằng, ngay khi nghi ngờ có những biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7 nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay vì phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin