Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Ánh Vũ

13/03/2025
Kích thước chữ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây liệt nửa người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phục hồi sẽ giúp người bệnh đột quỵ liệt nửa người có cơ hội hồi phục tốt hơn.

Vậy nguyên nhân gây đột quỵ liệt nửa người là gì? Dấu hiệu đột quỵ liệt nửa người ra sao? Hướng chẩn đoán và điều trị đột quỵ liệt nửa người như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp trong bài viết sức khỏe hôm nay bạn nhé.

Đột quỵ gây liệt nửa người nguyên nhân do đâu?

Đột quỵ liệt nửa người xảy ra khi tổn thương thần kinh làm gián đoạn tín hiệu từ não đến các cơ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát vận động. Nguyên nhân chính là do động mạch não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến một phần mô não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất.

Trong não, đường dẫn truyền vỏ não tủy sống đóng vai trò truyền tín hiệu vận động từ não đến tủy sống. Khi vùng này bị ảnh hưởng, các tín hiệu điều khiển chuyển động bị gián đoạn dẫn đến tình trạng liệt nửa người. Mức độ nghiêm trọng của liệt phụ thuộc vào vị trí và phạm vi tổn thương trong não.

Có bốn loại đột quỵ chính có thể gây ra liệt nửa người:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 87% tổng số ca đột quỵ, xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn làm gián đoạn nguồn cung cấp máu.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: Xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu trong não và làm tổn thương mô não xung quanh.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: Còn gọi là “đột quỵ nhỏ” hoặc “đột quỵ cảnh báo”, xảy ra do tắc nghẽn tạm thời mạch máu não nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn.
  • Đột quỵ thân não: Do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu nuôi thân não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và cảm giác của cơ thể.
Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị 1
Xuất huyết não có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ liệt nửa người

Dấu hiệu đột quỵ liệt nửa người

Các dấu hiệu của đột quỵ liệt nửa người có thể khác nhau tùy vào mức độ tổn thương não và thời gian can thiệp y tế. Một số biểu hiện phổ biến của đột quỵ liệt nửa người gồm:

  • Yếu liệt hoặc cứng cơ ở một bên cơ thể.
  • Mất thăng bằng, khó khăn khi đi lại.
  • Giảm khả năng vận động, khó cầm nắm hoặc giữ chặt đồ vật.

Tê yếu hay liệt nửa người là dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ cần cấp cứu ngay lập tức để tránh nguy cơ đe dọa tính mạng. Mọi người nên nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sớm để có biện pháp xử trí kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm có thể kể đến như:

  • Khuôn mặt: Một bên mặt bị xệ, méo miệng, lệch nhân trung.
  • Cánh tay: Không thể giơ đồng thời hai tay lên, một bên tay có thể rủ xuống do yếu hoặc liệt.
  • Lời nói: Nói lắp, mất khả năng nói hoặc khó chọn từ ngữ phù hợp.

Nếu phát hiện ai đó có các triệu chứng trên, cần nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện đồng thời, ghi nhớ thời điểm khởi phát triệu chứng để cung cấp thông tin cho bác sĩ, giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị 2
Yếu hay liệt một bên của cơ thể là dấu hiệu của đột quỵ liệt nửa người

Cách chẩn đoán bệnh đột quỵ liệt nửa người

Để chẩn đoán đột quỵ liệt nửa người, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra và đánh giá nhằm xác định tình trạng cụ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc chẩn đoán chính xác giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cải thiện khả năng phục hồi và giảm thiểu biến chứng cho người bệnh.

Các bước chẩn đoán bao gồm thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Khám lâm sàng

Dựa trên việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra các yếu tố sau:

  • Tiền sử bệnh lý: Đánh giá các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.
  • Kiểm tra thần kinh: Đánh giá khả năng vận động, cảm giác, phản xạ, thị giác, ngôn ngữ và nhận thức.
  • Thang điểm đánh giá đột quỵ (NIHSS): Giúp xác định mức độ nghiêm trọng của đột quỵ.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Để xác định nguyên nhân gây đột quỵ và loại trừ các bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số thăm dò cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chỉ số đường huyết, mỡ máu, đông máu, chức năng gan thận.
  • Chụp CT Scan (cắt lớp vi tính): Phát hiện nhanh tình trạng xuất huyết hoặc nhồi máu não.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Xác định vị trí, kích thước và mức độ tổn thương của não bộ.
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh: Kiểm tra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch cấp máu cho não.
  • Điện não đồ (EEG): Đánh giá hoạt động điện của não trong một số trường hợp đặc biệt.
Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị 3
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán đột quỵ liệt nửa người

Bị đột quỵ liệt nửa người có hồi phục được không?

Đột quỵ liệt nửa người có thể chỉ là tình trạng tạm thời trong giai đoạn đầu. Mức độ tổn thương và thời gian cấp cứu là hai yếu tố quan trọng quyết định khả năng hồi phục. Nếu người bệnh được cấp cứu trong “khung giờ vàng” (thường trong vòng 3 - 4,5 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng), cơ hội phục hồi sẽ cao hơn.

Sau khi điều trị đột quỵ, người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động nhờ vào vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Việc bắt đầu tập luyện càng sớm, ngay khi sức khỏe ổn định, càng giúp tăng cơ hội phục hồi. Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động, giảm nguy cơ biến chứng và di chứng lâu dài.

Ngoài ra, khả năng phục hồi còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, tình trạng tim mạch và bệnh lý nền. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng lộ trình phục hồi phù hợp, đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.

Cách điều trị bệnh đột quỵ liệt nửa người

Khi bị đột quỵ, người bệnh cần được điều trị kịp thời để hạn chế tổn thương não. Một số phương pháp điều trị đột quỵ liệt nửa người có thể kể đến như:

Điều trị nội khoa

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ thường có liên quan chặt chẽ đến các bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, hoặc xơ vữa động mạch. Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ này bằng các loại thuốc đặc hiệu là rất quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị đột quỵ liệt nửa người bao gồm:

  • Thuốc điều chỉnh huyết áp: Giúp kiểm soát huyết áp, giảm gánh nặng lên mạch máu não. Các nhóm thường dùng: ức chế men chuyển (ACEi), chẹn beta, chẹn kênh canxi, lợi tiểu…
  • Thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel hoặc các thuốc chống đông đường uống (DOACs) giúp ngăn ngừa huyết khối gây đột quỵ.
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Thuốc bảo vệ thần kinh giúp hỗ trợ tế bào não hồi phục, giảm tổn thương thứ phát sau đột quỵ
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật nếu người bệnh có động kinh sau đột quỵ.
Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị 4
Điều trị nội khoa là một trong những phương pháp điều trị đột quỵ liệt nửa người

Các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Người bệnh liệt nửa người cần tích cực hoạt động và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Các biện pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng vận động của cơ và khớp. Tùy theo tình trạng liệt mà phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp:

  • Liệt nửa người thể mềm: Khi các cơ vẫn còn mềm, mục tiêu điều trị là duy trì và cải thiện biên độ vận động của khớp. Các bài tập bao gồm gấp/duỗi khớp, đóng/mở khớp nhằm hỗ trợ các khớp quan trọng như vai, khuỷu tay, háng, gối, cổ tay, ngón tay và ngón chân.
  • Liệt nửa người thể cứng: Khi cơ đã bị co cứng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần tập luyện các tư thế từ cơ bản đến nâng cao như nằm, ngồi, đứng và đi lại.

Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, tùy theo tình trạng cụ thể. Thời điểm thích hợp để bắt đầu thường trong vòng vài ngày đến vài tuần sau tai biến, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ban đầu, bệnh nhân nên được tập luyện tại các cơ sở y tế để đảm bảo đúng phương pháp và có sự hỗ trợ từ các thiết bị chuyên dụng như máy tập, ròng rọc…

Đối với bệnh nhân không thể tự vận động, cần áp dụng các bài tập phục hồi thụ động (có sự hỗ trợ của người khác) như xoay khớp, gấp duỗi tay chân… với tần suất 2 - 4 lần/ngày. Trong giai đoạn đầu, các bài tập nhẹ được ưu tiên, sau đó tùy theo mức độ cải thiện, có thể tăng dần cường độ và độ khó để nâng cao hiệu quả điều trị. Sự kiên trì của bệnh nhân cùng sự hỗ trợ từ người thân và nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp duy trì sức khỏe, hỗ trợ phục hồi chức năng và phòng ngừa biến chứng.

Nguyên tắc dinh dưỡng cần đảm bảo:

  • Cân bằng đầy đủ các nhóm chất: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa… giúp bệnh nhân hấp thu tốt hơn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây tươi để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế táo bón.
  • Hạn chế muối, giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn để tránh tăng huyết áp, mỡ máu cao.
  • Tránh xa rượu bia, cà phê, chất kích thích, vì những chất này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Chống loét ép

Loét ép (hay loét do tì đè) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân liệt nửa người do phải nằm lâu mà không thay đổi tư thế. Tình trạng này xảy ra khi da và mô mềm bị chèn ép liên tục tại một vị trí, làm giảm lưu thông máu, dẫn đến tổn thương mô và gây loét.

Biện pháp phòng ngừa loét tì đè bao gồm:

  • Thay đổi tư thế thường xuyên: Xoay trở bệnh nhân mỗi 2 - 3 giờ/lần để giảm áp lực lên các vùng dễ loét như lưng, mông, gót chân, khuỷu tay.
  • Sử dụng đệm chống loét: Đệm nước, đệm hơi hoặc đệm luân phiên có thể giúp giảm áp lực tỳ đè.
  • Giữ vệ sinh da: Luôn giữ da khô ráo, sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để giúp da mềm mại.
  • Massage nhẹ nhàng: Xoa bóp các vùng có nguy cơ loét để tăng tuần hoàn máu.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ protein, vitamin C, kẽm để hỗ trợ tái tạo mô và phục hồi da.

Động viên, chia sẻ

Bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não thường có tâm lý tự ti, hạn chế giao tiếp với mọi người. Nếu không được quan tâm và động viên đúng cách, họ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi.

Theo các chuyên gia, gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh đột quỵ liệt nửa người. Cụ thể:

  • Động viên, khích lệ tinh thần: Luôn bên cạnh, trò chuyện, chia sẻ để giúp bệnh nhân giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào khả năng phục hồi của bản thân.
  • Hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng: Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, hỗ trợ khi cần nhưng vẫn khuyến khích họ tự thực hiện để tăng tính chủ động.
  • Tạo điều kiện để bệnh nhân tự chăm sóc bản thân: Hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động như vệ sinh cá nhân, ăn uống, tắm rửa, giúp họ từng bước lấy lại khả năng tự lập.
  • Khuyến khích tham gia hoạt động xã hội: Nếu có thể, tạo cơ hội để bệnh nhân giao lưu, tiếp xúc với mọi người nhằm giảm cảm giác cô lập.

Sự kiên trì và nỗ lực của gia đình không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động mà còn giúp họ có tâm lý thoải mái, dần thích nghi và hòa nhập với cuộc sống hàng ngày.

Đột quỵ liệt nửa người: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị 5
Người thân cần động viên và chia sẻ để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn này

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện phục hồi chức năng, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Nattospes có thể hỗ trợ. Hiện nay, Nattospes đang trở thành lựa chọn được nhiều người tin dùng trong hỗ trợ điều trị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não.

Với thành phần Nattokinase, Nattospes giúp:

  • Tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, cải thiện khả năng vận động.
  • Hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não.

Nattokinase là enzym hỗ trợ tuần hoàn máu, thường được sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên không thay thế thuốc điều trị và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đột quỵ liệt nửa người mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này đồng thời nắm được cách điều trị đột quỵ liệt nửa người. Hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu, phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ bản thân và gia đình để bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin