Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong xã hội phát triển, trầm cảm trở thành căn bệnh quen thuộc đối với bất kỳ lứa tuổi hoặc giới tính nào và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Một số người lo lắng rằng nên điều trị bệnh thế nào và người trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm là một rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc cuộc sống hàng ngày như luôn cảm giác buồn bã, mất hứng thú, âu lo hoặc thậm chí một số người còn có ý định tự sát. Vậy phương pháp cải thiện triệu chứng trầm cảm là gì và người trầm cảm có tự khỏi được không, mời bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy vào tình trạng bệnh hiện có. Ví dụ, người bị trầm cảm nhẹ có thể tự phục hồi sau 9 đến 13 tháng, thời gian này sẽ được rút ngắn nếu có sự can thiệp từ bác sĩ tư vấn, chuyên gia tâm lý hoặc một số thuốc đặc trị được kê đơn bởi bác sĩ.
Ngược lại, trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng bất kỳ phương pháp nào hoặc không có ý muốn điều trị bệnh trầm cảm sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, rối loạn tinh thần, lâu dần dẫn đến việc khó điều trị, thời gian điều trị và thuốc uống sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến một số bệnh khác trên cơ thể.
Người trầm cảm có tự khỏi được không hay căn bệnh này gây ra những tác hại gì là những băn khoăn mà nhiều người đặt ra khi phát hiện bệnh ở chính bản thân và những người xung quanh mình.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
Đây không chỉ là dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì mà còn được phát hiện đối với những người trưởng thành. Người bị bệnh trầm cảm thường bị suy giảm trí nhớ, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, học tập, dễ quên, khó tập trung hoặc có khả năng tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm.
Mất ngủ hay đau đầu là tác hại của trầm cảm thường thấy cùng với sự mệt mỏi, căng thẳng của người bệnh. Tác hại này khiến người bệnh cảm thấy đau nửa đầu một cách dữ dội và khiến giấc ngủ trở nên khó khăn.
Do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài nên người bệnh trầm cảm thường có xu hướng sử dụng chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá,... vì các loại hợp chất này khiến họ thoải mái, hưng phấn. Tuy nhiên, sử dụng chúng sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, tình trạng bệnh trầm trọng hơn và người trầm cảm có tự khỏi được không là điều không thể.
Người mắc bệnh tim có xu hướng bệnh nặng hơn nếu gặp phải chứng trầm cảm. Điều này được lý giải rằng khi cơ thể chán nản do trầm cảm sẽ làm tim bị thiếu oxy, gây ra co thắt, viêm cơ tim hoặc mang lại cảm giác đau đớn.
Người bệnh trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng thường muốn tự làm hại mình vì suy nghĩ tiêu cực tích tụ trong họ ngày càng lớn. Trong một số trường hợp tồi tệ hơn, người bệnh trầm cảm còn muốn kết thúc tất cả và giải thoát cho bản thân họ.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khác nhau và mỗi nguyên nhân sẽ được xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung trầm cảm đều do cảm xúc lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây nên. Vì vậy, để cải thiện, người bệnh cần thay đổi sinh hoạt và có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy vào chế độ sinh dưỡng mà họ tiếp nhận. Vitamin D là một trong những chất giúp cải thiện bệnh trầm cảm một cách đáng kể. Việc cơ thể thu nhận đủ Vitamin D qua ăn uống hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh trầm cảm.
Hơn 80% người bệnh trầm cảm trải qua tình trạng rối loạn giấc ngủ. Vì thế, để cải thiện trầm cảm, người bệnh có thể tăng chất lượng giấc ngủ thông qua việc đọc sách, hạn chế tiếp xúc thiết bị điện tử hoặc có giờ ngủ cố định và nhất quán.
Một số nghiên cứu vào năm 2015 cho biết omega-3 giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm ở cả trẻ em và người lớn.
Có thể sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê, socola, trà vào buổi sáng. Tuy nhiên, hãy hạn chế tiêu thụ chúng vào buổi chiều hoặc buổi tối vì hàm lượng caffeine cao sẽ khiến bạn bị mất ngủ.
Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cải thiện tâm trạng mỗi ngày. Bạn nên duy trì quá trình vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng đề kháng, tạo lối sống tích cực.
Người trầm cảm có tự khỏi được không là điều hoàn toàn có thể nếu họ nhận thức được vấn đề bệnh lý của bản thân và phối hợp điều trị với các phương pháp nêu trên hoặc lắng nghe tư vấn của các chuyên gia tâm lý.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.