Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Giải đáp: Những người không nên uống sữa hạt là ai?

Ngày 02/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sữa hạt là một thực phẩm phổ biến được làm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh và hạt óc chó. Mặc dù sữa hạt có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên uống nó. Vậy đâu là những người không nên uống sữa hạt?

Đâu là những người không nên uống sữa hạt, đặc biệt là khi sữa hạt đang trở thành một xu hướng phổ biến ngày nay. Sữa hạt có nhiều loại với hương vị nhẹ nhàng và dễ uống, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. Dưới đây là những thông tin để giúp bạn hiểu hơn về sữa hạt và những người không nên sử dụng sữa hạt.

Giải đáp những người không nên uống sữa hạt

Sữa hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng. Có một số nhóm người không nên sử dụng sữa hạt, bao gồm:

  • Người có vấn đề về dạ dày và đường ruột: Sữa hạt có thể gây khó tiêu hoặc kích ứng dạ dày và đường ruột, dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Người bị bệnh gout: Sữa hạt thường chứa purine, một chất có thể làm tăng mức axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Giải đáp: Những người không nên uống sữa hạt là ai? 2
Những người không nên uống sữa hạt bao gồm người bị gout
  • Người mới phẫu thuật: Sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa của cơ thể thường yếu và nhạy cảm. Sử dụng sữa hạt trong giai đoạn này khiến cơ thể dễ bị kích ứng.
  • Người đang dùng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể tương tác với thành phần trong sữa hạt, làm giảm hiệu quả của cả hai.

Ngoài ra, sữa hạt cũng không thích hợp cho những đối tượng sau:

Ưu, nhược điểm của sữa hạt là gì bạn đã biết chưa?

Ưu điểm

Theo đó, sữa hạt có những ưu điểm sau đây:

  • Lượng carbohydrate thấp hơn so với ngũ cốc, dao động từ 15 - 45%.
  • Cung cấp lượng chất béo cao, đặc biệt là axit béo không no nhiều nối đôi như axit béo omega-3, 6, 9.
  • Cung cấp nhiều chất xơ.
  • Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa (antioxidants).

Vì những lợi ích này, các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng sữa hạt là một thức uống bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho mọi lứa tuổi, từ nam giới, phụ nữ đến trẻ em và người già.

Giải đáp: Những người không nên uống sữa hạt là ai? 3
Sữa hạt có nhiều ưu điểm khi sử dụng

Nhược điểm

Sữa hạt được biết đến với nhiều ưu điểm, song nó cũng có những nhược điểm và hạn chế nhất định.

Dinh dưỡng trong sữa hạt 100% là từ thực vật nguyên chất, thiếu axit amin và vitamin B12. Trong khi vitamin B12 là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đóng vai trò trong việc sản xuất tế bào máu và hemoglobin. Nếu chỉ sử dụng sữa hạt mà không bổ sung sữa động vật, có thể gây mất cân bằng, thiếu sắt và gây thiếu máu, đồng thời trẻ dễ mắc bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.

Những lưu ý khi sử dụng sữa hạt không nên bỏ qua

Nên uống bao nhiêu ml sữa hạt mỗi ngày?

Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200 - 250ml và không nên uống quá 500ml sữa hạt mỗi ngày để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn loại sữa hạt phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể để tận dụng hiệu quả tốt nhất từ sữa hạt. Cụ thể:

  • Đối với người mắc bệnh tim mạch, các loại sữa hạt chiết xuất từ hạt vừng, hạt điều, hạnh nhân, hạt đậu phộng, óc chó,... là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Đối với người bị tiểu đường, sữa hạt từ óc chó và đậu nành sẽ kích thích cơ thể sản xuất Insulin có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Đối với người bệnh cao huyết áp, nên sử dụng sữa gạo lứt, sữa hạt điều, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó,...
  • Người bị ung thư nên dùng sữa hạt điều, sữa gạo lứt, đậu đen, óc chó, hạnh nhân, v.v.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng sữa hạt thay thế sữa công thức cho con. Nên kết hợp việc sử dụng sữa hạt và sữa động vật thay vì sử dụng hoàn toàn một loại để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Giải đáp: Những người không nên uống sữa hạt là ai? 4
Chỉ nên uống tối đa 500ml sữa hạt mỗi ngày

Sữa hạt hỗ trợ sức khỏe mà không có tác dụng chữa bệnh hay điều trị. Nó là một lựa chọn phù hợp cho những người dị ứng với sữa động vật, người ăn chay, người béo phì,...

Thời điểm uống sữa hạt

Bên cạnh việc quan tâm đến liều lượng, bạn cũng nên chú ý đến thời điểm uống sữa hạt. Thời điểm tốt nhất để uống sữa hạt là trong bữa sáng hoặc bữa trưa, nhằm kích thích hệ tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống sữa hạt sau khi đã ăn xong 2 bữa này như một món tráng miệng, hạn chế uống sữa hạt vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì sữa hạt giàu dinh dưỡng.

Giải đáp: Những người không nên uống sữa hạt là ai? 5
Nên uống sữa hạt vào buổi sáng - đây là thời điểm lý tưởng nhất

Cách bảo quản sữa hạt đúng, đảm bảo an toàn

Để bảo quản sữa hạt một cách tốt nhất, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Nhiệt độ lưu trữ: Sữa hạt nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
  • Thời gian sử dụng: Các loại sữa hạt nên được tiêu thụ trong ngày. Tránh để lâu, vì việc này có thể làm cho một số chất trong sữa phản ứng men khi sử dụng, gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa hạt gạo lứt và nếp cẩm có thể được để trong tủ lạnh trong vòng 3 ngày mà vẫn giữ ngon.
  • Thời gian sử dụng sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh là trong vòng 1 - 2 tiếng. Thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào thời tiết và yếu tố môi trường. Lưu ý rằng trong thời tiết nồm, sữa hạt sẽ hỏng nhanh hơn.
  • Lắc đều trước khi uống: Trước khi uống sữa hạt, hãy lắc đều chai để đảm bảo các chất dinh dưỡng được trộn đều.
  • Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo quản và sử dụng sữa hạt một cách tối ưu, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Nếu bạn thuộc nhóm những người không nên uống sữa hạt hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng sản phẩm này. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi bạn có ý định mua hoặc tự làm sữa hạt tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin