Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thường được áp dụng đối với các hàm răng lệch lạc, hô, móm không đi kèm với bất kỳ bệnh lý về răng miệng. Vậy răng yếu có niềng được không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến được sử dụng để cải thiện các vấn đề về răng, mang lại cho người niềng một hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện niềng răng được, việc chỉ định niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Vậy răng yếu có niềng được không?
Tình trạng răng yếu có thể được biểu hiện qua các dấu hiệu nhận biết như:
Tình trạng răng yếu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tuy nhiên chủ yếu là do các nguyên nhân như:
Răng yếu bẩm sinh chủ yếu do quá trình mang thai bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, canxi,... khiến cho lớp men răng không đủ cứng để bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài. Điều này khiến cho răng bị yếu đi, thường xuyên cảm thấy ê buốt, đau nhức và dễ mắc các bệnh lý răng miệng.
Thức ăn không chỉ cung cấp chất chất dinh dưỡng mà giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên thói quen sử dụng một số thực phẩm có thể khiến tình trạng răng trở nên xấu đi.
Đánh răng là việc vệ sinh răng miệng cơ bản hằng ngày, khi thực hiện không đúng cách có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến răng hoặc nướu. Đánh răng sai cách với lực quá mạnh hoặc đánh theo chiều ngang thay vì chiều dọc thì có thể gây tổn thương răng khiến răng bị mài mòn và yếu dần đi.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận, đánh răng không đủ số lần mỗi ngày cũng sẽ khiến các mảng bám tồn đọng lại trên răng gây nên tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng,... và làm răng yếu dần đi theo thời gian.
Tuyến nước bọt hoạt động kém có thể gây ra tình trạng khô miệng khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn, các mãnh thức ăn rời rạc, dễ bị mắc lại trên răng cuối cùng dẫn đến sâu răng, mòn men răng. Bên cạnh đó, các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm cho men răng bị suy yếu dần.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề răng lệch lạc, răng, hô móm,… giúp cho người bệnh có được một hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên người có tình trạng răng yếu có niềng được không?
Tùy thuộc vào tình trạng răng yếu ở mức độ nào mà bác sĩ sẽ tư vấn nên hay không nên niềng răng. Bởi niềng răng là quá trình sử dụng lực siết từ khí cụ để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.
Đối với răng chắc khỏe quá trình dịch chuyển sẽ được kiểm soát dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn. Ngược lại với răng yếu, quá trình dịch chuyển trở nên khó kiểm soát, răng dễ bị di chuyển sai lệch gây ảnh hưởng đến khớp cắn thậm chí làm hỏng răng, rụng răng.
Trên thực tế, răng yếu ở mức độ nhẹ vẫn có thể thực niềng răng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải điều trị dứt điểm và khôi phục lại tình trạng răng miệng tốt nhất sau đó mới được tiến hành niềng răng. Quá quá trình niềng răng, người bệnh cần phải chú ý đến dinh dưỡng và vệ sinh cẩn thận nhằm tránh gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Đối với các trường hợp răng yếu nặng trong sâu răng, viêm tủy, viêm nướu viêm nha chu,… thì không nên niềng răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên niềng răng khi đang gặp các tình trạng như:
Khi mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường, ung thư máu,… người bệnh sẽ được khuyến cáo không nên niềng răng. Bơi khi mắc các bệnh lý này, khả năng miễn dịch của cơ thể yếu, việc niềng răng lúc này dễ gây ra các biến chứng, thậm chí là nhiễm trùng máu.
Trong trường hợp xương hàm yếu, nếu niềng răng thì hàm sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo lực của mắc cài. Lúc này tác động từ lực siết sẽ vô tình tạo ra áp lực lớn cho xương hàm và răng, làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Khi cố tình niềng răng thì kết quả niềng răng cũng rất khó bảo tồn, nguy cơ áp lực từ việc nhai khiến răng bị xô lệch về vị trí cũ là rất cao. Ngoài ra, nếu không giải quyết vấn đề về xương hàm trước khi niềng răng thì không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha mà cấu trúc xương hàm còn bị tác động tiêu cực, lâu dài gây suy yếu răng.
Các trường hợp răng bị viêm nướu, viêm nha chu thì cần phải đảm bảo điều trị dứt điểm được trước khi niềng răng.
Khi bị viêm nha chu nặng thì việc niềng răng sẽ khó có thể thực hiện được. Do các bệnh lý này làm phá vỡ cấu trúc kết nối giữa nướu và răng, chân răng lỏng lẻo khiến cho răng không chịu được lực siết cài.
Tùy theo tình trạng sâu răng và số lượng răng sâu mà người bệnh có thể thực hiện niềng răng được hay không. Nếu răng sâu nhẹ, số lượng ít thì có thể điều trị sau đó niềng răng được như bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp hàm răng sâu nhiều, viêm tủy răng, hư hỏng nặng, thì khó có thể tiến hành niềng răng được. Trường hợp này, người bệnh nên tập trung vào điều trị bằng cách bọc sứ để bảo vệ răng đồng thời giúp răng đều đặn, trắng sáng.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc liệu rằng răng yếu có niềng được không. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý mắc phải và khôi phục lại tình trạng răng miệng về bình thường trước khi tiến hành niềng răng.
Xem thêm: Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.