Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Huyết áp 130/80 có cao không?

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Huyết áp cao là một trong những rối loạn khá nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng phức tạp, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân. Trong đó, "huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không?" là thắc mắc thường gặp, nhất là với những người mới bắt đầu tự đo huyết áp tại nhà.

Chỉ số huyết áp có sự khác biệt ở mỗi người và là một trong những chỉ số theo dõi sức khỏe quan trọng. Hiểu rõ về ý nghĩa và mức độ nguy hiểm của các chỉ số huyết áp không chỉ giúp bạn phòng tránh các bệnh nguy hiểm có liên quan đến huyết áp mà còn bảo vệ sức khỏe nói chung.

Tìm hiểu về huyết áp và cao huyết áp

Để giải đáp thắc mắc huyết áp 130/80 có cao không, bạn cần hiểu về khái niệm huyết áp, huyết áp cao và ý nghĩa của các chỉ số huyết áp. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong quá trình tim co bóp bơm máu đến động mạch để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.

Góc giải đáp: Huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không?
Cao huyết áp là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao

Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng số thập phân. Ví dụ như: 130/80, trong đó chỉ số viết trước là huyết áp tâm thu - mức huyết áp cao nhất đo được khi tim co bóp, chỉ số viết sau là huyết áp tâm trương - mức huyết áp thấp nhất, đo được khi tim giãn ra. Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (viết tắt: mmHg).

Cao huyết áp là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao. Theo các chuyên gia, cao huyết áp được chia thành các cấp độ sau:

  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg.
  • Cao huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 140 - 159 mmHg, huyết áp tâm trương từ 90 - 99 mmHg. Lúc này, ít xuất hiện triệu chứng, bệnh cũng chưa gây tổn thương nhiều cho mạch máu cũng như các cơ quan nội tạng khác.
  • Cao huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu nằm từ 160 - 179 mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng 100 - 109 mmHg. Lúc này, các biểu hiện tổn thương đã dần rõ rệt như: Xơ vữa động mạch, hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành, phì đại tâm thất trái…
  • Cao huyết áp giai đoạn 3: Chỉ số huyết áp đo được khi nghỉ ngơi trên 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu và vượt ngưỡng 110 mmHg với huyết áp tâm trương. Tình trạng này ở mức báo động đỏ, cực kỳ nguy hiểm. Khi đó, các cơ quan nội tạng và mạch máu đã bị tổn thương nghiêm trọng gây nhiều biến chứng như: Tắc động mạch, phình động mạch, đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, xuất huyết võng mạc, suy thận...
Góc giải đáp: Huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không? 1
Khi huyết áp ở mức 130/80 mmHg tức là đang ở ngưỡng tiền cao huyết áp

Huyết áp 130/80 có cao không?

Huyết áp 130/80 có cao không? Theo các cấp độ cao huyết áp kể trên, khi huyết áp ở mức 130/80 mmHg tức là đang ở ngưỡng tiền cao huyết áp. Mặc dù trước mắt chưa gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bạn tuyệt đối không nên xem thường vì nó sẽ tiến triển nhanh thành cao huyết áp nếu không được can thiệp kịp thời.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, tránh một số biến chứng do cao huyết áp có thể xảy ra, bạn nên có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn không cho huyết áp tăng cao và tiến triển xấu đi.

Huyết áp 130/80 có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuy mức huyết áp 130/80 mới chỉ ở giai đoạn tiền huyết áp cao nhưng để tình trạng này kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm về sau. Theo kết quả một nghiên cứu kéo dài 32 năm trên 9.000 người Anh được công bố trên tạp chí khoa học European Heart Journal: Chỉ cần huyết áp ở tuổi 50 hơi cao, tức khoảng 130/80 mmHg, nguy cơ phát triển các bệnh mất trí nhớ sớm đã tăng đến 45%. Và tình hình sức khỏe sẽ còn tồi tệ hơn mức huyết áp của bạn tăng cao vượt ngưỡng 130/80 mmHg.

Các chuyên gia cũng cho biết, người trẻ bị huyết áp cao sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn so người bệnh nhóm 70 tuổi. Bệnh nhân huyết áp cao có nguy cơ phải trải qua nhiều cơn đột quỵ “mini” làm giảm khả năng cung cấp máu đến não và gây tổn hại đến chất trắng trong não. Điều này làm cho sức khỏe người bệnh nhanh bị suy yếu, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ, đãng trí, mau quên.

Góc giải đáp: Huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không? 2
Không nên chủ quan khi chỉ số huyết áp đạt 130/80mmHg

Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao 130/80 mmHg

Huyết áp 130/80 có cao không là vấn đề cần được xem xét thật kỹ lưỡng bởi tình trạng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây tiền huyết áp 130/80 ở nhiều người trẻ, thậm chí thanh thiếu niên.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Áp lực cuộc sống và công việc khiến tinh thần luôn trong trạng thái stress, căng thẳng và lo lắng quá độ cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiền cao huyết áp.
  • Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích và chất gây nghiện.

Có thể thấy các nguyên nhân gây ra mức huyết áp 130/80 khá đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc nắm được các yếu tố nguy cơ này và hiểu được huyết áp 130/80 có cao không sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục kịp thời.

Góc giải đáp: Huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không? 3
Chú ý những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao 130/80 mmHg

Những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn biết được "huyết áp 130/80 có cao không?" cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp kiểm soát sớm, phòng bệnh cao huyết áp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đa số các trường hợp huyết áp 130/80 thường được chỉ định thay đổi lối sống đầu tiên để cải thiện chỉ số huyết áp. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp này mà triệu chứng cao huyết áp không giảm thì bạn nên cân nhắc đến việc thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý hiệu quả.

Bạn có biết: Huyết áp 110/70 là cao hay thấp? Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin