Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Huyết áp 110/70 là cao hay thấp? Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc không hiểu rõ về chỉ số huyết áp cũng như các mức độ huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp khiến nhiều người không nắm được tình trạng huyết áp của bản thân. Đó cũng là lý do không ít người băn khoăn thắc mắc "huyết áp 110/70 là cao hay thấp?" khi đo được chỉ số này.

Ai cũng mong muốn bản thân có sức khỏe tốt cùng một mức huyết áp bình thường. Nhưng trên thực tế, chỉ số huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và liên tục thay đổi tùy theo nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, hoạt động, tư thế và các loại thuốc bạn sử dụng.

Huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu huyết áp 110/70 là cao hay thấp, bạn cần nắm rõ một số thông tin về huyết áp sau. Huyết áp là áp lực do sức co bóp của tim và động mạch tạo ra tác động lên thành mạch. Có hai chỉ số huyết áp mà bạn cần quan tâm là:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): Thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): Là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Góc giải đáp: Huyết áp 110/70 là cao hay thấp?
Cần dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để xác định tình trạng huyết áp cao hay thấp

Dựa vào hai chỉ số huyết áp trên, các mức huyết áp cụ thể ở người trưởng thành được quy ước như sau:

  • Huyết áp thấp: Được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg và huyết áp tâm trương < 60mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Được xác định khi huyết áp tâm thu trong khoảng 90 mmHg - 129mmHg và huyết áp tâm trương từ 60mmHg - 84mmHg.
  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 130 - 139mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89mmHg.
  • Huyết áp cao độ 1: Huyết áp tâm thu trong mức 140 - 159mmHg và huyết áp tâm trương 90 - 99mmHg.
  • Huyết áp cao độ 2: Huyết áp tâm thu từ 160 - 179mmHg và huyết áp tâm trương 100 - 109mmHg.
  • Huyết áp cao độ 3: Huyết áp tâm thu từ mức 180mmHg trở lên và huyết áp tâm trương bằng hoặc vượt ngưỡng 110mmHg.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Trước khi xem xét kỹ lưỡng huyết áp 110/70 là cao hay thấp, bạn cũng cần biết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của mỗi người. Cụ thể:

  • Tuổi tác: Huyết áp có thể tăng dần theo lứa tuổi.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân gặp vấn đề về huyết áp thì khả năng cao chỉ số này ở bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều muối và chất béo có thể gây tăng huyết áp.
  • Lối sống: Thói quen uống nhiều cà phê, tiêu thụ quá nhiều rượu, hút thuốc và không tập thể dục đều có thể ảnh hưởng xấu đến mức độ huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng có mối liên hệ mật thiết với chỉ số huyết áp. Do đó, nhóm đối tượng bị thừa cân, béo phì thường có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn những người khác.
  • Bệnh nền: Một số bệnh như: Bệnh thận, tiểu đường, bệnh tim và động mạch có thể gây cao huyết áp.
Góc giải đáp: Huyết áp 110/70 là cao hay thấp?  1
Chế độ ăn uống có tác động lớn đến chỉ số huyết áp

Chỉ số huyết áp 110/70 là cao hay thấp?

Huyết áp 110/70 là cao hay thấp? Dựa trên quy ước phân loại các mức độ huyết áp đã liệt kê ở trên, huyết áp được xem là thấp khi chỉ số huyết áp dưới mức 90/60mmHg trong khi cao huyết áp khi huyết áp vượt ngưỡng >140/60mmHg. Do đó, nếu đang trong độ tuổi trưởng thành và đo được chỉ số 110/70mmHg thì huyết áp của bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Bạn có thể yên tâm về mức huyết áp này của mình. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, chỉ số này có thể coi là mức huyết áp thấp hơn bình thường.

Biểu hiện nào cho thấy người có huyết áp 110/70 đang gặp vấn đề sức khỏe?

Thông thường, huyết áp 110/70mmHg được coi là mức huyết áp bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn có thể đang gặp phải vấn đề về sức khỏe nếu mức huyết áp này đi kèm một số biểu hiện sau:

  • Hoa mắt chóng mặt: Nếu huyết áp của bạn đo được ở mức 110/70mmHg nhưng thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đột ngột đứng lên hoặc thay đổi từ tư thế ngồi thì đây có thể đó là dấu hiệu của huyết áp thấp.
  • Mệt mỏi và suy nhược: Bạn cũng có thể gặp phải vấn đề liên quan đến huyết áp thấp nếu có mức huyết áp 110/70 nhưng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức và không có năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Buồn nôn: Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và bị buồn nôn sau khi thức dậy cũng có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp dù bạn có mức huyết áp 110/70.
  • Đau đầu: Một số người có chỉ số huyết áp 110/70 nhưng vẫn gặp phải tình trạng đau đầu do huyết áp thấp. Đau đầu có thể xuất hiện đột ngột và thay đổi về cường độ.
Góc giải đáp: Huyết áp 110/70 là cao hay thấp?  2
Chỉ số huyết áp 110/70mmHg kèm theo đau đầu có thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe

Bên cạnh đó, các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như: Thiếu máu lên não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình...

Huyết áp 110/70 là cao hay thấp? Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên nhưng sau nhiều lần đo huyết áp vẫn kết quả nhận 110/70 thì có thể bạn đã bị huyết áp thấp. Hãy đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt là trường hợp các dấu hiệu tụt huyết áp lặp đi lặp lại thường xuyên, nhiều lần và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Huyết áp 110/70 là cao hay thấp?”. Huyết áp là một trong những chỉ số phản ánh sức khỏe quan trọng. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan đến huyết áp, nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Bạn có biết: Huyết áp 160/90 có cao không? Nên làm gì khi huyết áp ở mức 160/90?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm