Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Liệu bệnh gout có chữa được không?

Ngày 12/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh gout có chữa được không là vấn đề gây đau đầu của nhiều bệnh nhân không may mắc phải bệnh lý xương khớp này. Tỷ lệ mắc bệnh gout càng ngày càng tăng và độ tuổi bệnh nhân thường mắc ngày càng trẻ hóa. Vậy khi mắc bệnh gout và phát hiện sớm thì bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout là một bệnh khá phổ biến đặc biệt đối với nam giới độ tuổi trung niên. Đây là một loại viêm khớp do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh gout gây ra những cơn đau cấp nặng nề, ảnh hưởng lập tức tới cuộc sống của người bệnh. Vậy thực chất bệnh gout có chữa được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh gout và trả lời câu hỏi trên.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout được dẫn tới do sự rối loạn chuyển hóa của acid uric. Acid uric tích lũy trong cơ thể nhiều bởi vì nhiều nguyên nhân như acid uric tăng sản xuất trong cơ thể hay acid uric bị hạn chế đào thải khỏi cơ thể. Khi đó, acid uric tích lũy nhiều tại xương khớp ở dạng tinh thể urat, từ đó dẫn đến việc viêm khớp, sưng và đau cực độ tại vị trí khớp đó.

Thực chất liệu bệnh gout có chữa được không? - 1
Bệnh gout gây sưng và đau cực độ cho người bệnh

Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gout, cụ thể:

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh gout. Với chế độ ăn nhiều đạm như hải sản, thịt bò, nội tạng động vật,... hay sử dụng nhiều đồ uống có cồn, rượu bia, ăn ít rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày sẽ khiến cho lượng acid uric sản xuất ra không kịp đào thải, tích trữ tại các khớp gây nên bệnh gout.
  • Béo phì, thừa cân: Cơ thể sẽ tự động sản xuất nhiều acid uric hơn nếu bạn đang thừa cân hay béo phì do thường xuyên nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm.
  • Giới tính và tuổi tác: Yếu tố về giới tính và tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới từ 30 - 50 tuổi. Đối với nữ giới nồng độ acid uric thường thấp hơn so với nam nhưng vào độ tuổi mãn tinh, nồng độ acid uric ở nữ giới cũng cần được kiểm soát để tránh trở thành bệnh gout.
  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp có sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid thì nguy cơ tăng acid uric máu sẽ rất cao vì tương tác giữa thuốc với quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh gout

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh gout theo từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo để chủ động trong việc nhận biết bệnh:

  • Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn ít triệu chứng, xuất hiện các triệu chứng đau nhức dữ dội thường tại khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, có thể xuất hiện ở khớp cổ tay hay ngón tay. Xét nghiệm nồng độ acid uric phát hiện thấy nồng độ tăng cao và tình trạng đau khớp sẽ nặng hơn khi hoạt động.
  • Giai đoạn mãn tính: Acid uric tích lũy ngày càng nhiều lắng đọng thành u cục tophi ở khớp thậm chí tại thận, mô hay cơ. Đây là giai đoạn cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ acid uric.
bệnh gout có chữa được không? 2
Acid uric tích lũy ngày càng nhiều lắng đọng thành u cục tophi ở khớp

Biến chứng của bệnh gout

Nếu bệnh gout không được phát hiện kịp thời thì người bệnh phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Tái phát bệnh nhiều lần: Sau khi chữa khỏi đợt gout cấp, bệnh nhân có thể tái phát trở lại.
  • Cục tophi hình thành và phát triển: Cục tophi xuất hiện tại ngón chân, khuỷu tay dẫn đến cứng xương khớp, biến dạng khớp và giảm khả năng vận động của bệnh nhân.
  • Sỏi thận: Khi tinh thể urat tích lũy quá nhiều sẽ gây tổn thương thận của người bệnh, gây nên sỏi tiết niệu.

Đây là những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần đối mặt nếu không chữa trị kịp thời. Vậy nên rất nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng thực chất bệnh gout có chữa khỏi được không và biện pháp phòng ngừa bệnh gout như thế nào.

Bệnh gout có chữa được không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga, hiện đang công tác tại Viện Gút TP.HCM đã trả lời câu hỏi “bệnh gout có chữa được không?” như sau: Nếu bệnh đã được phát hiện sớm và lượng tinh thể acid uric trong cơ thể còn ít thì việc điều trị gout sẽ dễ dàng hơn việc bệnh nhân đã trong giai đoạn gout mãn tính.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gout. Đối với tình trạng cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc để giảm đau, giảm viêm tại các khớp. Đồng thời cũng cần kiểm soát nồng độ acid uric từ khi biết lượng acid uric trong cơ thể cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có thể tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh gout có thể kiểm soát và giảm tần suất xuất hiện các đợt cơn gout cấp.

Thực chất liệu bệnh gout có chữa được không? - 2
Bệnh gout có chữa được không là thắc mắc của nhiều người

Phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh gout trước khi phải đặt câu hỏi bệnh gout có chữa được không. Những biện pháp phòng ngừa tuy đơn giản nhưng có thể giúp ích rất nhiều trong hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gout:

  • Thực đơn thức ăn: Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ, nội tạng, thịt bò, thịt chó,... Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm này để ngăn lượng acid uric tăng trong cơ thể. Trong thực đơn thức ăn, cần bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây và lưu ý hạn chế tối đa bia rượu.
  • Uống đủ lượng nước: Nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để tái lập lại sự cân bằng nồng độ acid uric.
  • Kiểm soát cân nặng: Nên giữ cân nặng ở mức lý tưởng. Nếu bạn đang có tình trạng thừa cân hay béo phì, cần tiến hành giảm cân từ từ, khoa học và hợp lý để tránh trường hợp hình thành sỏi thận do giảm cân quá nhanh.
  • Xây dựng thói quen tập luyện: Tập thể dục thường xuyên và vừa sức.
Thực chất liệu bệnh gout có chữa được không? - 3
Người mắc bệnh gout cần hạn chế các loại thịt đỏ

Nếu bạn đang mắc phải bệnh gout, thì cần lưu ý tái khám đúng hẹn. Cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về từng triệu chứng đang có, các loại bệnh đang mắc phải, liệt kê chi tiết tần suất và mức độ đau khi gặp các cơn gout cấp. Khi được điều trị bằng thuốc, cần đảm bảo sử dụng đúng và đủ từng loại thuốc điều trị, không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh trường hợp vì tương tác thuốc mà nồng độ acid uric tăng cao.

Với thắc mắc liệu bệnh gout có chữa được không thì câu trả lời là vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh gout cần tuân thủ với các chỉ định về thuốc uống và chế độ ăn uống hàng ngày để điều trị bệnh hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm