Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Châm cứu đang trở thành phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin cậy. Đây được coi là phương pháp điều trị an toàn, ít xâm lấn mà vẫn có thể giúp giảm đau đáng kể cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Vậy châm cứu có thực sự hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất thường gặp ở nước ta. Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh và một trong số đó là châm cứu thoát vị đĩa đệm. Châm cứu là một phương pháp tồn tại lâu đời và được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng điều trị.
Châm cứu là một phương pháp điều trị y học cổ truyền của Trung Quốc có lịch sử hơn 3000 năm. Các bác sĩ sử dụng những chiếc kim rất nhỏ, mỏng, một số loại mỏng như sợi tóc để đâm qua da và tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể.
Nguyên lý châm cứu dựa trên tác động của Khí trong cơ thể. Khí chảy dọc theo chiều thuận khắp cơ thể để cân bằng âm dương. Khi dòng khí bị chặn hay tắc nghẽn sẽ khiến cân bằng âm dương bị đảo lộn, gây ra các cơn đau, các triệu chứng rối loạn chức năng, bệnh tật.
Theo quan điểm khoa học, châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tác động vào các huyệt đạo sẽ khai thông khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin một chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác hưng phấn. Bằng cách tự nhiên này, vùng sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau giảm đi, giảm thiểu sự khó chịu của bệnh nhân.
Các huyệt đạo chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến như huyệt Thận du, Đại trường du, Cách du, Giáp tích, A thị huyệt…, thường tập trung gần đốt sống lưng hoặc cổ, những nơi chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương trong các vận động hằng ngày.
Các loại châm cứu hiện nay gồm: Điện châm, thủy châm, cấy chỉ... Trong số đó, điện châm thường được sử dụng để điều trị các cơn đau dữ dội, được châm cứu thông qua các dòng điện mang tần số đặc biệt tác động rất lớn đến các huyệt đạo, giúp giảm đau tốt hơn.
Theo lý thuyết y học cổ truyền, khi máu được lưu thông tốt sẽ không có các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, nếu thấy đau tức là kinh mạch đã bị tắc. Để giải quyết tình trạng này, châm cứu thường được sử dụng phổ biến trong Đông y.
Châm cứu là một liệu pháp trị liệu truyền thống có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã hơn 3000 năm tuổi. Nguyên lý của châm cứu là dựa vào sự chuyển động của dòng chảy khí trong cơ thể để điều hòa âm dương và cải thiện khí huyết.
Dòng khí bị tắc nghẽn có thể được khai thông bằng cách dùng kim nhỏ và mỏng ghim vào da đến các huyệt đạo thích hợp. Ngoài ra, châm cứu còn có tác dụng kích thích dây thần kinh hoạt động tốt, giãn cơ, giảm thiểu áp lực chèn ép lên rễ thần kinh từ đó phục hồi cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
Dưới góc độ y học hiện đại, châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác hưng phấn. Ngoài ra, châm cứu giúp giải phóng các peptide opioid, được cho là chất hóa học tự nhiên có trong cơ thể giúp giảm đau. Điều này giúp giảm các cơn đau do sưng tấy đĩa đệm gây nên.
Theo các chuyên gia, châm cứu có nhiều công dụng trong điều trị đau nhức cơ xương khớp, trong đó có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm có các ưu điểm như sau:
Tuy châm cứu được coi là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhưng có một số điều người bệnh cần lưu ý khi quyết định lựa chọn phương pháp này nhằm tránh những rủi ro không đáng có
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp bạn đọc có thêm thông tin, kiến thức về châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.