Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giải đáp thắc mắc: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không?

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Thông liên thất là một trong những bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc lên đến 30% trên tổng số các ca mắc tim bẩm sinh. Vậy thông liên thất là gì? Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không? Để biết thêm thông tin chi tiết, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.

Hiện nay, trên các diễn đàn sức khỏe có rất nhiều bài viết đăng tải thắc mắc thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời chi tiết.

Tổng quan về bệnh lý thông liên thất

Thông liên thất là một khiếm khuyết trên thành vách liên thất, có thể do một hoặc nhiều lỗ thông giữa hai tâm thất. Đây là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất với tỷ lệ mắc lên đến 15 - 20% trên tổng số ca bệnh và tần suất mắc là 5 - 50/1000 trẻ sơ sinh.

Thông thường, tâm thất trái đảm nhận nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể và tâm thất phải chỉ bơm máu về phổi. Trong quá trình phát triển bình thường, trước khi thai nhi chào đời thì vách giữa các khoang sẽ khép lại, điều này khiến cho máu của thai nhi khi sinh ra sẽ không còn là máu pha nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có thông liên thất thì lỗ này không đóng lại được, khiến cho máu có thể đi từ tâm thất trái sang tâm thất phải và đi vào phổi. Nếu lỗ thông lớn, lượng máu bơm qua nhiều sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi.

Hầu hết các trường hợp thông liên thất sẽ chỉ có một lỗ thông, nhưng ở một số trường hợp, thông liên thất nhiều lỗ thông hoặc kèm theo các dị tật khác thì lỗ thông khó có thể tự đóng được.

Dựa trên giải phẫu bệnh, người ta chia thông liên thất thành 4 loại cụ thể:

  • Thông liên thất phần quanh màng với tỷ lệ mắc dao động trong khoảng 70 - 80%.
  • Thông liên thất phần cơ chiếm 5 - 20% trên tổng số ca có thông liên thất.
  • Thông liên thất phần buồng nhận chiếm 5 - 8% tỷ lệ thông liên thất.
  • Thông liên thất phần phễu chiếm 10% ở người châu Á và từ 5 - 7% ở người Âu Mỹ.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây thông liên thất. Trên thực tế, thông liên thất sẽ được chẩn đoán và điều trị trước tuổi trường thành.

Giải đáp thắc mắc: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không? 1
Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất thường gặp ở trẻ sơ sinh

Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không?

Như các bạn đã biết, thông liên thất qua màng là dạng thông liên thất hay gặp nhất với tỷ lệ mắc tương đối cao. Vị trí vùng thông liên thất thường nằm ở vách màng cạnh van ba lá và mở rộng ra các mô cơ xung quanh, thường gặp nhất là ở vị trí ngay dưới van động mạch chủ.

Trường hợp thông liên thất gần van ba lá tạo túi phình được gọi là thông liên thất với phình vách màng, còn trường hợp thông liên thất tạo đường thông giữa nhĩ phải và thất trái được gọi là thông liên thất có thông thương thất trái - nhĩ phải. Một câu hỏi đặt ra: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không?

Trên thực tế, thông liên thất phần màng 6mm cho thấy lỗ thông cũng khá lớn và rất khó để có thể đóng lại. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim phổi, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, đồng thời cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Các biến chứng người bệnh thông liên thất phần màng 6mm có thể gặp bao gồm:

  • Suy tim: Lỗ thông liên thất có kích thước vừa và lớn khiến tim phải hoạt động nhiều để đảm bảo bơm đủ máu cho cơ thể. Do đó, nếu trẻ bị thông liên thất không được phát hiện sớm và điều trị tốt thì có thể dẫn đến suy tim.
  • Tăng áp động mạch phổi: Khi bị thông liên thất, lưu lượng máu đến phổi tăng cao kéo theo sự tăng huyết áp trong động mạch phổi. Nguy hiểm hơn là biến chứng tăng áp động mạch phổi còn có nguy cơ dẫn đến sự đảo ngược dòng máu qua lỗ thông (hội chứng Eisenmenger).
  • Viêm nội tâm mạc: Rất hiếm khi người bệnh thông liên thất gặp phải biến chứng này nhưng không có nghĩa là không gặp.
  • Các vấn đề khác liên quan đến tim: Bao gồm bất thường nhịp tim và các vấn đề về van tim.
Giải đáp thắc mắc: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không? 2
Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Dấu hiệu nhận biết thông liên thất

Đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không rồi đúng không. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết thông liên thất?

Căn cứ vào các dấu hiệu trên lâm sàng, bạn có thể nhận biết tình trạng thông liên thất. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thông liên thất, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thở nhanh, khó thở;
  • Nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh;
  • Da xanh, ăn uống kém, suy nhược, mệt mỏi, chậm lớn;
  • Thường mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Sưng phù chân, mắt cá chân và bàn chân.

Các triệu chứng của thông liên thất nặng thường kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng đầu sau khi trẻ ra đời. Tuy vậy, trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp trẻ có thông liên thất nhưng lại không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi thăm khám sức khỏe. Một số khác thì mãi cho đến khi lớn lên mới phát hiện được bệnh.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các dấu hiệu cũng như triệu chứng thông liên thất có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước to nhỏ của lỗ thông liên thất.

Giải đáp thắc mắc: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không? 3
Nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo thông liên thất

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thông liên thất

Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán và điều trị thông liên thất, bạn đọc có thể tham khảo:

Chẩn đoán thông liên thất

Cùng với việc thăm khám để phát hiện các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh. Các thăm dò cận lâm sàng bao gồm điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ tim, thông tim…

Điều trị thông liên thất

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị thông liên thất được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Phương pháp điều trị này áp dụng cho những trường hợp thông liên thất có biến chứng suy tim, tăng áp động mạch phổi cần điều trị nội khoa ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc cải thiện triệu chứng đối với người bệnh ở giai đoạn muộn. Đối với những trường hợp chưa phẫu thuật thì cần điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp vá lỗ thông vách liên thất thông qua phẫu thuật tim hở với sự hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể. Ở kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ sử dụng miếng vá để vá lỗ thông liên thất. Để phát huy hiệu quả triệt để nhằm tránh các biến chứng sức khỏe nguy hiểm, người bệnh cần được phẫu thuật ở giai đoạn sớm.
  • Phương pháp đóng thông thất qua da: Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, sử dụng các dụng cụ đưa qua qua ống thông vào tim nhằm đóng lỗ thông liên thất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp lỗ thông nhỏ và có vị trí giải phẫu phù hợp.
Giải đáp thắc mắc: Thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không? 4
Điều trị nội khoa là một trong những phương pháp điều trị thông liên thất

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh lý thông liên thất mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này, đồng thời giải đáp được thắc mắc thông liên thất phần màng 6mm có nguy hiểm không. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin