Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Thức khuya có bị đau dạ dày không?

Ngày 10/02/2022
Kích thước chữ

Thói quen thức khuya có bị đau dạ dày không? Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày, thói quen xấu này còn tác động tiêu cực đến nhiều hoạt động của các cơ quan khác. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý và tập ngủ đúng giờ.

Thói quen thức khuya không chỉ khiến bạn lão hóa da nhanh chóng, xuống sắc trầm trọng, mà còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Việc thức khuya có bị đau dạ dày không? Tác hại của thói quen thức khuya ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đối với hệ tiêu hóa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nguy hại khôn lường đối với sức khỏe khi tình trạng thức khuya tiếp tục kéo dài thường xuyên.

Thức khuya có bị đau dạ dày không?

Nhiều người vẫn hay thắc mắc rằng liệu thức khuya có đau dạ dày thì câu trả lời ở đây là có. Việc thức đêm lâu ngày sẽ khiến rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan, nhất là hệ tiêu hóa. Một số lý do dẫn đến đau dạ dày do thói quen thức khuya:

Thức khuya làm tăng acid dịch vị

Sau một ngày dài hoạt động, ban đêm là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Lúc này, hệ tiêu hóa và dạ dày cũng sẽ ít hoạt động hơn, các tế bào niêm mạc dạ dày "tranh thủ" phục hồi và tái tạo lại. Thế nhưng, khi bạn thức khuya, các cơ quan vẫn phải hoạt động theo sự điều khiển của não bộ. Dạ dày sẽ không được nghỉ ngơi nên sẽ tiết ra nhiều acid dịch vị. Nồng độ acid dịch vị tăng cao sẽ khiến tổn thương niêm mạc dạ dày, gây trào ngược dạ dày, thậm chí còn dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày,...

Đây là câu trả lời cho thắc mắc vì sao phần lớn người bị đau dạ dày đều có điểm chung là có thói quen thức khuya.

Thức khuya có bị đau dạ dày không Thức khuya làm tăng acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày, rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày và nhiều căn bệnh khác.

Ăn đêm khi thức khuya gây áp lực lên hệ tiêu hóa

Như đã nói ở trên, khi thức khuya, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid dịch vị. Bạn sẽ dễ cảm thấy bị đói, bụng cồn cào khó chịu. Theo thói quen bạn sẽ tìm thức ăn để lấp đầy bao tử, chống lại cơn đói. Hành động này vô tính khiến cho hệ tiêu hóa lại phải tiếp tục làm việc sau một ngày dài.

Khi hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi mà phải làm việc quá công suất sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc dạ dày. Chưa kể khi ăn khuya, bạn sẽ rất dễ bị tăng cân và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp, tim mạch, béo phì,...

Thức khuya làm tăng hoạt động của hại khuẩn

Có thể bạn không biết rằng, việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho các lợi khuẩn giảm đi, các vi khuẩn có hại tăng lên làm mất cân bằng sinh thái hệ tiêu hóa. Trong đó, hại khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có khả năng làm viêm loét dạ dày - tá tràng sẽ dễ sinh sôi và phát triển khi bạn thức khuya. Hại khuẩn này còn tăng khả năng dẫn đến bệnh ung thư dạ dày đe dọa đến tính mạng.

Một số tác hại khác của việc thức khuya

Thói quen thức khuya không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và hoạt động của hệ tiêu hóa, mà còn gây ra nhiều tác hại khôn lường khác đối với sức khỏe. Khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau là lúc cơ thể sản sinh ra nhiều Hormone cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Khi thức khuya sẽ làm cản trở quá trình này. Từ đó, hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn có hại.

Thức khuya gây đau dạ dày, da lão hóa Ngoài tác hại gây đau dạ dày, thức khuya còn khiến da bị lão hóa sớm, giảm thị lực, giảm sức đề kháng,...

Bên cạnh đó, khi ngủ là lúc da của chúng ta được tái tạo và hồi phục những tổn thương. Khi thức khuya, các hoạt động điều tiết tế bào da sẽ không diễn ra thuận lợi, tác động trực tiếp đến tầng biểu bì. Da của bạn sẽ bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất nhiều vết thâm nám, nếp nhăn, vết chân chim,... khiến bạn già đi rõ rệt.

Đặc biệt, việc thức khuya còn khiến thị lực giảm đi nhanh chóng. Giống như các cơ quan khác, đôi mắt cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Việc thức khuya sẽ khiến đôi mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ mà phải "tăng ca" làm việc trong bóng đêm - môi trường thiếu ánh sáng. Về lâu dài, thị lực sẽ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh về mắt, mỏi mắt, cận thị, loạn thị, xuất hiện quầng thâm mắt,...

Làm thế nào tránh đau dạ dày do thức khuya?

Tuy rằng đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến và dễ điều trị, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ là tiền đề dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, cản trở sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, nếu như thức khuya khiến bị đau dạ dày thì bạn nên tập thói quen ngủ sớm để tránh tình trạng này xảy ra.

Bạn nên đủ 8 tiếng/ngày, và ngủ trước 11 giờ đêm. Trước khi đi ngủ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Bạn có thể uống một ly sữa ấm trước khi ngủ, vừa làm dịu dạ dày, lại vừa dễ khiến bạn đi vào giấc ngủ sâu.

tập thói quen ngủ sớm, ăn uống khoa học Để tránh thức khuya gây đau dạ dày, bạn nên tập thói quen ngủ sớm, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước,...

Để ngăn ngừa chứng khó ngủ, bạn nên tránh uống cà phê, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia,... Bạn cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài vì đây là nguyên nhân làm tăng acid dịch vị, khiến rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,...

Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, ăn uống đúng giờ giấc. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh, thực phẩm ngâm muối.

Trong bài là những giải đáp cho thắc mắc "Thức khuya có bị đau dạ dày không?" và một số phương pháp giúp bạn phòng tránh chứng khó ngủ dẫn đến thức khuya của mình. Hy vọng rằng qua các thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp bạn tập thói quen ngủ đúng giờ, tránh thức khuya thành công.

Bảo Vân

Nguồn: Vinnec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin