Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư tuyến giáp có khả năng sinh con được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh này nhưng đang trong độ tuổi sinh đẻ. Vậy phụ nữ mắc bệnh ung thư tuyến giáp có cơ hội làm mẹ hay không?
Nhiều phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp băn khoặn liệu rằng còn có thể mang thai sinh con được nữa hay không. Không chỉ lo lắng bệnh này sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ mà quan trọng hơn, họ còn lo lắng cho sức khỏe của thai nhi sau này.
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh ung thư nội tiết phổ biến nhất, chiếm khoảng 1% trong tổng số các bệnh ung thư. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, mắc bệnh cao nhất là phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 50. Bệnh này khó phát hiện nhưng lại lành tính và có tỷ lệ chữa khỏi cao. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 97%.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến giáp hầu như không có gì đặc biệt. Chỉ khi bệnh đã nặng hơn người bệnh mới cảm nhận hoặc sờ thấy cục giáp nổi lên ở phía trước cổ, đôi khi kèm theo đau hàm, đau tai. Thông thường, ung thư tuyến giáp được phát hiện tình cờ qua siêu âm, thăm khám định kỳ. Khi khối u di căn, bệnh nhân gặp khó khăn khi thở, nuốt và giọng nói sẽ bị thay đổi. Ở giai đoạn tiến triển nặng, việc điều trị có thể khó khăn hơn.
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, trước tiên các bác sĩ sẽ siêu âm và sau đó làm sinh thiết tế bào. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng sinh thiết tế bào có độ chính xác gần như 100%.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để cắt bỏ tuyến và sau đó tiếp tục điều trị bằng phóng xạ i ốt hoặc chỉ cần theo dõi. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên, sau khi điều trị, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát.
Các khối u tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu khối u được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chức năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Bạn có thể thụ thai nhưng ảnh hưởng của khối u tuyến giáp sẽ khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn trước khi mang thai. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Ngoài ra, bệnh nhân không nên mang thai khi đang điều trị phóng xạ i ốt. Do i ốt có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến tuyến giáp của thai nhi, dẫn đến một số hậu quả như suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển thể chất và tinh thần khi sinh ra... Vì vậy, bệnh nhân cần đợi ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bằng phóng xạ i ốt nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi.
Bệnh nhân vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt 3 tháng đầu là thời kỳ hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi. Vì vậy, khi phát hiện có thai, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có được sự chăm sóc tốt nhất cho thai nhi.
Người bệnh vừa phải điều trị bệnh vừa phải chăm sóc thai nhi nên sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn so với sản phụ bình thường. Vì vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi để tránh các biến chứng, giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có khối u tuyến giáp có thể mang thai và sinh con. Đối với những bệnh nhân có ý định mang thai thì tốt nhất nên chữa khỏi bệnh và thụ thai 3 tháng sau đó để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé. Những người đang được điều trị khối u tuyến giáp và mang thai vẫn có thể sinh con nhưng sẽ cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ.
Những bà mẹ bị u tuyến giáp có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh nở. Dưới đây là một số gợi ý của bác sĩ dành cho mẹ bị u tuyến giáp.
Trong thời gian mang thai cần điều chỉnh liều lượng thuốc cho chính xác
Bào thai làm tăng nhu cầu hormone tuyến giáp của mẹ. Vì vậy, người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Được bác sĩ chuyên môn theo dõi cẩn thận
Thông thường các loại thuốc chữa tuyến giáp ít có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các loại thuốc này vẫn có thể đi qua nhau thai, và để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của em bé, bà bầu nên dùng thuốc tuyến giáp với liều lượng thấp nhất.
Phụ nữ mang thai bị cường giáp có thể được điều trị bằng propylthiouracil hoặc thyrozol theo khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ưu tiên sử dụng propylthiouracil gắn với protein máu cao, ít đi qua sữa mẹ và ít gây độc cho gan hơn các thuốc cường giáp khác.
Thực đơn ăn uống lành mạnh
Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, bà bầu cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ trong thai kỳ.
Phụ nữ mắc bệnh cường giáp có xu hướng nặng hơn trong 3 tháng đầu sau sinh. Vì vậy, cần phải tăng liều thuốc kháng giáp trong giai đoạn này. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ chức năng tuyến giáp của bệnh nhân.
Nếu người mẹ đang điều trị bằng propylthiouracil, trẻ sơ sinh có thể được bú sữa mẹ.
Sau khi sinh con, mẹ vẫn cần theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Lúc này, sản phụ bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc khám sức khỏe khiến nguy cơ tái phát bệnh cường giáp sau sinh khá cao. Đã có nhiều trường hợp phải nhập viện do bị cường giáp tái phát nhiều lần.
Mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ trong việc dùng thuốc để tránh tình trạng cường giáp trở nên trầm trọng hơn hoặc chuyển sang suy giáp do dùng thuốc quá liều.
Hy vọng, qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bệnh nhân bị u tuyến giáp sẽ có thể giải đáp được câu hỏi u tuyến giáp có sinh con được không? Dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ, bệnh nhân có khối u tuyến giáp vẫn có thể thụ thai và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh như bình thường. Phụ nữ bị bệnh có thể yên tâm rằng họ sẽ được điều trị đầy đủ và không cần phải lo lắng về khả năng sinh sản của mình nhé.
Xem thêm: U tuyến giáp bị vôi hóa là do đâu?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.