Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không?

Ngày 12/07/2022
Kích thước chữ

Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống. Nên nhiều người thường hỏi thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không để mong sớm chữa lành căn bệnh này.

Thoái hoá đốt sống cổ luôn là căn bệnh khiến chất lượng cuộc sống nhiều người đi xuống. Đặc biệt bệnh lý này ngày càng trẻ hoá. Liệu thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không? Nếu mổ được thì có những lưu ý gì để đảm bảo sức khỏe? Hôm nay cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp những thắc mắc này.

Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh gì?

Giải đáp: Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không? 1 Thoái hoá đốt sống cổ là tính trạng bệnh phổ biến hiện nay

Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình bệnh lý xảy ra ở các đốt sống cổ. Ban đầu sẽ là hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng. Về sau là hiện tượng thoái hoá các đốt sống, gây đau vùng cổ nhất là khi vận động cổ. Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển chậm. Các đốt sống C5, C6, C7 là những đốt sống hay bị thoái hoá nhất.

Ngày nay, bệnh thoái hoá đốt sống cổ đang dần trở nên phổ biến. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn gặp ở dân văn phòng, hoặc những người lao động hay dùng các động tác ảnh hưởng ở vùng đầu cổ. Bệnh có thể gây đau và đeo bám người mắc suốt cả cuộc đời. Tuy nó không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khó chịu, đau đớn cũng như làm giảm đi chất lượng sống của người mắc. Bệnh này dù nam hay nữ thì cũng có khả năng mắc phải.

Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?

Bởi vì bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên nhiều người thường thắc mắc liệu có mổ được thoái hoá đốt sống cổ hay không để trị dứt điểm bệnh. Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là hoàn toàn có thể mổ thoái hoá đốt sống cổ. 

Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp cuối cùng được nghĩ đến bởi không phải bệnh nhân nào mắc bệnh lý này cũng cần can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ theo dõi và chẩn đoán tình trạng bệnh cẩn thận trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật. Nếu trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ cần uống thuốc hoặc châm cứu hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.

Ai là người phải mổ đốt sống cổ?

Giải đáp: Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không? 2 Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không là thắc mắc của nhiều người

Những đối tượng sau đây buộc phải phẫu thuật do thoái hoá đốt sống cổ bởi tình trạng bệnh không thể đáp ứng được các biện pháp điều trị khác:

  • Người bị thoái hoá nặng khiến cổ cứng, mất khả năng vận động hoặc thoái hoá yếu liệt các chi.
  • Người có các rễ thần kinh và dây thần kinh tủy sống bị chèn ép nặng khiến cho người bệnh bị đau nhức không thể chịu được. Buộc phải mổ để giảm chèn ép và giảm đau.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm cổ dẫn đến hai tay, cổ bị đau và hai chân bị rối loạn chức năng.
  • Người bị tổn thương các dây thần kinh, các rễ thần kinh dọc vùng cổ đến hai bàn tay, cánh tay và các ngón tay bị chèn ép đến đau nhức, gây khó chịu lâu dài.
  • Người có vùng tuỷ cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm. Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh khiến cánh tay bị liệt, sinh hoạt tình dục bị rối loạn, khả năng tiểu tiện mất kiểm soát.

Các phương pháp phẫu thuật thoái hoá đốt sống cổ

Sau khi được giải đáp bệnh thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không thì người bệnh thường quan tâm đến phẫu thuật sẽ được tiến hành như thế nào. Hiện nay để phẫu thuật chữa thoái hoá đốt sống cổ cần thực hiện một trong 3 phương pháp sau:

Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ trước

Phẫu thuật này để làm giảm áp lực lên rễ thần kinh hoặc tủy sống. Bác sĩ thực hiện một vết mổ nhỏ ở phía trước cổ để tác động vào hệ thống thần kinh bên trong. Nếu cần tác động đến vùng rộng lớn thì bác sĩ phải rạch vết mổ nghiêng và dài hơn.

Sau khi các mô mềm của cổ được tách ra, đĩa đệm và xương cụt được loại bỏ. Khoảng trống sẽ được lấp lại bằng một mảnh xương nhỏ hoặc gắn các thiết bị gắn kết cột sống. Thời gian sau, các đốt sống có thể hợp nhất và kết nối lại với nhau.

Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống cổ

Phẫu thuật được thực hiện với người bệnh bị hẹp đốt sống cổ đa cấp gây chèn ép lên tủy sống. Bác sĩ sẽ loại bỏ một phần của đốt sống để giảm áp lực lên cột sống. Một hoặc nhiều đốt sống có thể được loại bỏ trong phẫu thuật này nếu như nó cần thiết.

Các vết mổ trong phẫu thuật này thường rộng. Khoảng trống giữa các đốt sống sẽ được lấp đầy bằng một mảnh xương nhỏ hoặc gắn thiết bị kết đốt sống. Phẫu thuật này đòi hỏi quá trình bình phục khá lâu.

Phẫu thuật ở phía sau cổ

Bác sĩ sẽ rạch một vết rạch ở sau cổ, thường ở giữa cổ để loại bỏ một đĩa đệm lớn nằm ở bên cạnh cột sống. Mũi khoan tốc độ cao sẽ sử dụng để loại bỏ một khớp mặt và rễ thần kinh. Rễ thần kinh được nhẹ nhàng chuyển sang một bên để giải phóng hoặc loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị.

Lưu ý sau khi phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ

Giải đáp: Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không? 3 Bệnh nhân sau phẫu thuật nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sau phẫu thuật.
  • Hạn chế thực hiện các động tác như xoay, vặn cổ hay cúi đầu.
  • Nên ngồi giữ thẳng cổ, lưng và tránh nằm võng hay nằm trên ghế sofa.
  • Nên lựa chọn nơi có thể tựa lưng để tắm rửa.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn hậu phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến cột sống.
  • Ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho xương khớp.

Bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc: "Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?" để mọi người yên tâm hơn trong cách chữa trị bệnh. Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh ngày một phổ biến với người Việt, vậy nên bạn cần biết cách tìm hiểu thông tin để chủ động hơn trong việc phòng và chữa trị bệnh.

Xem thêm:

Thoái hóa cột sống cổ có thai được không?

Phòng thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin