Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra xuất huyết, viêm loét và ung thư dạ dày. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính và đang dần có xu hướng trẻ hóa. Vậy viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Hiểu đúng về viêm hang vị dạ dày sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị phù hợp tránh những biến chứng xấu. Đồng thời phòng ngừa căn bệnh này được hiệu quả hơn.
Trước khi tìm hiểu viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì? Bạn nên nắm thông tin về căn bệnh này. Viêm hang vị dạ dày là tình trạng khi niêm mạc dạ dày bị viêm do tổn thương hang vị, gây ra các triệu chứng đau dạ dày thường xuyên.
Hang vị là một phần của dạ dày được nối với lỗ môn vị, do đó, khi có triệu chứng đau hang vị dạ dày, bạn có thể trải qua các dấu hiệu khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm hang vị dạ dày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn ung thư dạ dày.
Hiện nay, các bác sĩ khuyên rằng nếu người bệnh có triệu chứng đau vùng thượng vị mà không rõ ràng về các dấu hiệu của viêm hang vị dạ dày hay viêm loét dạ dày, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng.
Antacid là một trong các nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để trung hòa axit trong dịch dạ dày. Đây thường là các loại thuốc gel và chứa chủ yếu các muối hydroxide như: Nhôm hydroxide và magie hydroxide. Antacid còn có tính bazơ yếu bởi thành phần của nhóm thuốc này là các muối hydroxide.
Khi trả lời câu hỏi viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì? Thì nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc là một thành phần không thể thiếu. Chúng có tác dụng ngăn ngừa axit và enzyme pepsin trong dịch bao tử tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này bao gồm thúc đẩy sự phát triển của biểu mô ở bề mặt dạ dày và kích thích quá trình tiết chất nhầy.
Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp giảm tổn thương các mô dạ dày bằng cách ngăn chặn một phần quá trình sản xuất axit trong dịch bao tử. Omeprazole và esomeprazole được xem là hai loại thuốc phổ biến nhất trong nhóm này.
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc kháng histamine H2 là trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày, từ đó điều chỉnh nồng độ axit ở cơ quan này.
Ngoài việc điều trị viêm hang vị dạ dày, loại thuốc này còn có thể được sử dụng để điều trị nhẹ bệnh trào ngược thực quản. Ranitidine và Cimetidine là hai loại thuốc kháng histamine H2 phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi.
Thuốc diệt vi khuẩn Hp cũng là thành phần không thể thiếu. Vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố gây ra viêm hang vị dạ dày. Vì vậy, trong đơn thuốc chữa trị, bác sĩ sẽ bao gồm kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn này.
Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu chuyên dùng để đối phó với nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, do sự kháng thuốc của vi khuẩn, phương pháp điều trị thường phải sử dụng nhiều loại kháng sinh kết hợp với nhau để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để tránh tình trạng kháng kháng sinh, nhất là trong trường hợp dùng thuốc một cách chưa đúng liều lượng hoặc thời gian quy định.
Một số thuốc kháng sinh thông thường được sử dụng để điều trị viêm hang vị dạ dày bao gồm: Kháng sinh amoxicillin, clarithromycin, metronidazole và levofloxacin.
Để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc uống chữa viêm hang vị dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì? Không có câu trả lời phù hợp với tất cả các trường hợp. Để xác định loại thuốc phù hợp cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ địa, tình trạng bệnh, khả năng dị ứng,... Ngoài ra, các chuyên gia có thể kết hợp các loại thuốc trị viêm hang vị dạ dày với các loại thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm:
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.