Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hậu sởi nguy hiểm như thế nào?

Ngày 31/08/2024
Kích thước chữ

Hậu sởi là những biến chứng thường gặp sau khi mắc bệnh sởi. Các biến chứng này đều có những mối đe dọa riêng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, việc tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được khuyến cáo ngay từ ban đầu.

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và có thể lây nhiễm qua không khí. Vậy hậu sởi nguy hiểm như thế nào?

Hậu sởi là gì? Hậu sởi có thể nguy hiểm như thế nào?

Hậu sởi là cách gọi các biến chứng thường gặp khi nhiễm sởi. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút và có thể lây lan qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần.

Hậu sởi đem đến những vấn đề sức khỏe cần phải cảnh giác. Các biến chứng của sởi mà bệnh nhân có thể gặp như tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm loét giác mạc, viêm não,...

Hậu sởi nguy hiểm như thế nào? 1
Sởi là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút 

Viêm não

Viêm não là một biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng hoặc sau khi nhiễm sởi đều có thể gặp biến chứng này do não bị nhiễm vi rút hoặc do miễn dịch sau khi mắc bệnh sởi.

Ngoài ra, sởi cũng đồng thời là nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp (SSPE). Tình trạng này rất hiếm, nhiều năm sau khi nhiễm sởi tự nhiên mới có thể phát triển. Người bị SSPE sẽ bị thoái hóa thần kinh, các tế bào thần kinh dần bị phá hủy, dẫn đến suy giảm tinh thần và tử vong.

Theo thống kê cho thấy, 1000 ca mắc bệnh sởi thì có khoảng 1 - 3 ca bị viêm não sởi nguyên phát, 1 trẻ bị viêm não cấp tính sau nhiễm trùng trong 2 - 30 ngày. Bên cạnh đó có 1 trong 25.000 trẻ sẽ mắc phải bệnh viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp và có thể tử vong.

Viêm phổi

Biến chứng viêm phổi xảy ra do phổi bị viêm và nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy khả năng hậu sởi gây viêm phổi chỉ vào khoảng 5%, nhưng đa số các trường hợp tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh đều bắt nguồn từ việc bị mắc sởi.

Viêm phế quản, viêm thanh quản

Hậu sởi có thể dẫn đến tình trạng kích ứng và viêm đường hô hấp, từ đó gây nên viêm thanh quản hoặc ống phế quản, đường dẫn khí đến phổi.

Hậu sởi nguy hiểm như thế nào? 2
Viêm não và viêm phổi là những biến chứng của hậu sởi

Nhiễm trùng tai

Đây là một trong những biến chứng bệnh sởi phổ biến nhất gây ra bởi vi khuẩn. Vi khuẩn di chuyển vào tai giữa thông qua vòi nhĩ và khiến nó sưng lên. Tình trạng sưng viêm này khiến vòi nhĩ bị tắc, dẫn đến suy giảm chức năng vòi nhĩ và gây nhiễm trùng tai.

Hầu hết nhiễm trùng tai không gây ra các vấn đề lâu dài. Tuy nhiên các biến chứng của tình trạng này cũng vô cùng nghiêm trọng:

  • Mất thính lực tạm thời: Đây là một biến chứng phổ biến của nhiễm trùng tai. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn nếu nhiễm trùng tái diễn.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói: Nhiễm trùng tai khiến trẻ nghe kém và kéo theo hậu quả trẻ sẽ bị chậm trong việc tiếp cận với ngôn ngữ và lời nói, dẫn đến hậu quả trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đọc, viết và giao tiếp.
  • Rách màng nhĩ: Biến chứng nhiễm trùng tai gây rách màng nhĩ có tỷ lệ rơi vào khoảng 5 - 10%.
  • Lây lan nhiễm trùng: Nếu không được điều trị kịp thời hoặc nhiễm trùng không tự khỏi thì sẽ nhiễm trùng có thể lây lan và gây ra những hệ quả khó lường nếu lan đến hệ thần kinh.

Vấn đề khi mang thai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể gây ra những tác động tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi như gây sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc thai chết lưu. Bên cạnh đó, nếu mẹ mang thai nhiễm sởi thì sẽ nguy cơ sảy thai càng được gia tăng.

Tiêu chảy

Một biến chứng do bệnh sởi gây ra ở hệ tiêu hóa thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột,... Trẻ em nhiễm sởi thường gặp biến chứng tiêu chảy và tình trạng này còn nặng nề hơn trường hợp tiêu chảy cấp do vi rút thường gây ra. Ngoài ra, tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất quá nhiều nước trong cơ thể.

Mù lòa

Hậu sởi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến thị lực. Một nghiên cứu ước tính rằng mỗi năm có đến 60 ngàn trường hợp mù lòa do bệnh sởi gây ra.

Hậu sởi nguy hiểm như thế nào? 3
Hầu hết nhiễm trùng tai không gây ra các vấn đề lâu dài

Ai có nguy cơ cao phải đối mặt với hậu sởi? Điều trị người bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi có thể mắc phải ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Và cho đến hiện tại, bệnh sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Đối tượng có nguy cơ đối mặt với hậu sởi

Nguy hiểm mà biến chứng bệnh sởi đem đến đều có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Một số đối tượng có tỷ lệ đối mặt với hậu sởi cao hơn là:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi;
  • Người lớn trên 20 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Chăm sóc người bệnh

Bệnh sởi không có phương pháp điều trị cụ thể, vậy nên việc giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng là điều cần chú ý khi chăm sóc người bệnh.

  • Tình trạng thiếu nước sẽ có thể gặp đối với biến chứng tiêu chảy. Chính vì vậy cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước và điều trị mất nước. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Để điều trị các biến chứng viêm phổi và nhiễm trùng tai, mắt thì bác sĩ có thể sẽ dùng đến kháng sinh.
  • Bệnh nhân cần được bổ sung hai liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ để giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể ở mức ổn định bình thường. Ngoài ra, vitamin A còn có lợi cho mắt và có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt dẫn đến mù lòa.

Phòng ngừa bệnh sởi và biến chứng

Một điều cần phải nhắc lại, đó là bệnh sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Vậy nên cách hiệu quả tối ưu để phòng bệnh chính là tiêm chủng. Tại Việt Nam, sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm bắt buộc cần phải tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.

Theo khuyến nghị, bạn có thể lựa chọn vắc xin sởi đơn giá cho trẻ khi trẻ đã đủ 9 tháng tuổi trở lên, hoặc các loại vắc xin phối hợp chứa thành phần sởi khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi trở lên.

Đối với đối tượng đang có ý định mang thai thì nên được bác sĩ tư vấn trước khi tiêm phòng. Khuyến cáo nên tiêm 2 liều vắc xin sởi cách nhau ít nhất 4 tuần và tránh mang thai trong vòng ít nhất 1 tháng kể từ ngày tiêm vắc xin.

Ngoài ra, để giảm bớt nguy cơ đối mặt với hậu sởi cần theo dõi các dấu hiệu có thể xuất hiện và kịp thời đến cơ sở y tế để có thể kịp thời điều trị.

Hậu sởi nguy hiểm như thế nào? 4
Cách hiệu quả tối ưu để phòng bệnh sởi chính là tiêm chủng

Hậu sởi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng ngừa bệnh và kịp thời điều trị nếu có dấu hiệu của bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được những thông tin về hậu sởi. 

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.