Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hiện tượng ngủ không dậy được là gì và cách khắc phục

Ngày 29/03/2023
Kích thước chữ

Hiện tượng ngủ không dậy được là hiện tượng ta có ý thức nhưng các cgu không thể cử động trong khoảng 1 -2 phút. Vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng này?

Hiện tượng ngủ không dậy được là hiện tượng cảm giác có ý thức nhưng cơ thể không thể cử động được trong thời gian rất ngắn (1 - 2 phút) khi chúng ta đi vào giấc ngủ hoặc khi vừa tỉnh giấc. Đối với hầu hết các trường hợp thì hiện tượng ngủ không dậy được là một tình trạng bình thường, không xuất hiện thường xuyên. 

Hiện tượng ngủ không dậy được là gì?

Hiện tượng ngủ không dậy được là khi đó chúng ta vẫn có ý thức nhưng không thể cử động được. Tình trạng này xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ hoặc khi vừa tỉnh giấc, là giai đoạn chuyển đổi giữa tỉnh – thức và ngược lại.

Hiện tượng ngủ không dậy được là gì?Hiện tượng ngủ không dậy được là gì?

Trong quá trình chuyển đổi này, chúng ta có thể cảm thấy:

  • Cơ thể không cử động hay di chuyển được và cũng không thể phát ra âm thanh trong khoảng thời gian vài giây đến vài phút mặc dù khi ấy chúng ta vẫn nhận thức được.
  • Cảm giác sợ hãi.
  • Một số sẽ cảm thấy áp lực, bị nghẹt thở.
  • Một số trường hợp còn có cảm giác như có người đang ở trong phòng.

Hiện tượng ngủ không dậy có thể đi kèm với các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy) là tình trạng rối loạn giấc ngủ mãn tính và làm cho chúng ta vô cùng buồn ngủ vào ban ngày do khả năng điều hòa giấc ngủ của não đang gặp trục trặc.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ không dậy được hiện vẫn chưa rõ, nhưng được cho là có thể liên quan đến:

  • Mất ngủ.
  • Thói quen ngủ ngắt quãng, ví dụ: Do làm việc theo ca, chứng ngủ rũ,...
  • Rối loạn lo âu chung.
  • Tiền sử người trong gia đình gặp hiện tượng ngủ không dậy được.

Hiện tượng ngủ không dậy được xảy ra khi nào?

Giấc ngủ của chúng ta thường có các giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn ru ngủ: Khoảng 5 – 10 phút, lúc này cơ thể bắt đầu thả lỏng để đi vào giấc ngủ.
  • Giai đoạn ngủ nông: Khoảng 10 - 25 phút tiếp theo. Giai đoạn này chiếm 50% tổng thời gian của giấc ngủ và lúc này cơ thể sẽ giảm thân nhiệt còn 37 độ C.
  • Giai đoạn ngủ sâu và rất sâu: Giai đoạn này chiếm khoảng 20 - 30% tổng thời gian ngủ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì đây chính là thời điểm để cơ thể phục hồi trong giấc ngủ.
  • Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh): Ngủ mơ là giai đoạn ngủ động. Giai đoạn này chiếm khoảng 20% thời gian ngủ ở người lớn và chiếm 50% ở trẻ em.

Trong đó, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu được gọi là giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement - giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Sau khi trải qua giai đoạn ngủ sâu, cơ thể sẽ rơi vào giai đoạn ngủ nông và dần đi vào giấc ngủ REM.

Ngủ không dậy được xảy ra khi nào?Ngủ không dậy được xảy ra khi nào?

Hiện tượng ngủ không dậy được thường xảy ra ở một trong hai thời điểm dưới đây:

Thời điểm thứ nhất là khi cơ thể đang chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái ngủ

Tức là cơ thể đang chìm vào giấc ngủ. Lúc này cơ thể sẽ từ từ thư giãn, khả năng nhận biết thường giảm đi và bạn sẽ không nhận thấy sự thay đổi trạng thái của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ý thức bạn nhận thức được trong giai đoạn này thì bạn sẽ nhận thấy rằng bạn không thể điều khiển cơ thể cử động hoặc nói chuyện được.

Thời điểm thứ hai là khi cơ thể đang chuyển từ trạng thái ngủ sang thức tỉnh

Tức là lúc bạn đang thức dậy. Trong giai đoạn này, mắt của bạn chuyển động nhanh và bắt đầu xuất hiện những giấc mơ, nhưng phần còn lại của cơ thể thì vẫn đang ở trạng thái thư giãn và các cơ không hoạt động. Tuy nhiên, lúc này nếu ý thức của bạn nhận thức được trước khi chu kỳ REM kết thúc thì bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể không cử động hay nói chuyện được.

Ngủ không dậy được có nguy hiểm không?

Hiện tượng ngủ không dậy được có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng thường được thấy ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hoặc thanh niên (7 đến 25 tuổi) và xảy ra thường xuyên hơn ở những người có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi.

Ngủ không dậy được khiến người bị lo lắng và khó ngủ hơnNgủ không dậy được khiến người bị lo lắng và khó ngủ hơn

Hiện tượng ngủ không dậy được là một tình trạng bình thường, không xuất hiện với tần suất thường xuyên để gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 10% số người gặp trường hợp tái phát và họ có thể nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực về việc đi ngủ, từ đó họ giảm thời gian dành cho giấc ngủ hoặc luôn cảm thấy lo lắng và họ sẽ khó ngủ hơn. Việc thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức và nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe.

Cách ngăn ngừa ngủ không dậy được

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho hiện tượng ngủ không dậy được. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Cố gắng duy trì thói quen ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập thể dục trong khoảng 4 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không ăn quá no, hút thuốc hoặc dùng rượu, bia hay cà phê ngay trước khi chuẩn bị ngủ.
  • Không nằm ngửa khi ngủ vì điều này khiến bạn dễ gặp hiện tượng ngủ không dậy được.
  • Hạn chế ngủ trưa sau 3 giờ chiều và tránh ngủ trưa nhiều hơn 90 phút.
  • Không dùng điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước một giờ khi chuẩn bị ngủ và đặt xa giường trong lúc ngủ.

Tóm lại, hiện tượng ngủ không dậy được là một hiện tượng khá phổ biến. Hiện tượng này cũng có liên quan đến việc căng thẳng, uống nhiều rượu, thiếu ngủ và chứng ngủ rũ. Hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn bằng cách ngủ đủ giấc, có thói quen ngủ và lối sống lành mạnh để ngăn ngừa hiện tượng ngủ không dậy được.

Xem thêm: Liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không?

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin