Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức khỏe đường hô hấp vô cùng quan trọng. Việc chụp X quang để kiểm tra có bị rốn phổi đậm là một việc cần thiết trong quá trình kiểm tra sức khoẻ.
Sức khỏe đường hô hấp là vấn đề mà ai cũng phải quan tâm. Kể từ khi đại dịch covid 19 bùng phát, người Việt càng chú ý hơn đến tình trạng đường hô hấp của cơ thể để kịp điều trị và phòng bệnh. Rốn phổi đậm là thuật ngữ nghe có vẻ xa lạ. Vậy hiện tượng này là gì? Liệu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay không?
Rốn phổi là bộ phận được nhìn thấy ở mặt trung gian của mỗi phổi. Rốn phổi có cấu trúc tương đối phức tạp bao gồm phế quản và động mạch phổi, nằm đối diện với xương sườn 5, 6, 7.
Trong rốn phổi có các thành phần của cuống phổi đi qua như phế quản chính, động mạch phổi, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản cùng các dây thần kinh và hạch bạch huyết.
Trong cơ thể chúng ta, mỗi người có hai rốn phổi bên trái và phải. Vị trí của rốn phổi trái thường cao hơn so với rốn phổi phải khoảng 1 - 2 cm. Chức năng chính của rốn phổi là cố định rễ phổi bằng cách neo phổi vào tim, khí quản và các cấu trúc xung quanh.
Khi chụp X quang phổi, chúng ta có thêr phát hiện được tình trạng rốn phổi đậm. Đây là dấu hiệu rất khó nhận ra bằng việc thăm khám thông thường. Thông qua hình ảnh hiển thị sau khi chụp X quang, bác sĩ nhận thấy màu sắc của rốn phổi trở nên đậm màu khác thường.
Đây là hiện tượng giúp bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Chúng ta có thể khẳng định rằng hiện tượng này cảnh báo sức khoẻ của bạn đang có vấn đề.
Khi màu sắc của rốn phổi đậm hơn so với bình thường, chứng tỏ cơ thể đang gặp phải một số tổn thương ở phổi như:
Có thể kết luận rằng, rốn phổi bị đậm màu chính là dấu hiệu báo động cho sức khỏe đường hô hấp. Việc chụp X quang theo phương chính diện và phương nghiêng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng nhất và kịp thời đưa ra các biện pháp chữa trị.
Sau khi phát hiện rốn phổi đậm, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và chủ động thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Nhưng dù sao “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngoài việc hay kiểm tra sức khỏe định kỳ, muốn duy trì một hệ hô hấp với lá phổi khỏe mạnh, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch mũi, cổ họng và điều trị chứng mất nước hiệu quả. Nhờ nước muối sinh lý, các chất gây dị ứng, chất dịch nhầy và bụi bẩn có thể được loại bỏ từ đó trả lại sự thông thoáng cho đường thở. Hãy xông khí dung bằng nước muối để việc làm sạch mũi họng được hiệu quả hơn.
Rốn phổi đậm màu do hút thuốc lá hay hít phải nhiều bụi bẩn từ môi trường bên ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy nên hãy từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá, đi ra ngoài hãy chủ động mang khẩu trang.
Nếu bạn phải làm việc tại công trường, mỏ than hay các công việc tiếp xúc với hóa chất thì phải tuân thủ sử dụng dụng cụ bảo hộ. Bên cạnh đó hãy dùng máy lọc không khí để giúp nhà cửa, nơi làm việc được thông thoáng và đừng quên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, tốt nhất hãy dành ra 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để tập thể dục. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính vẫn có thể tập luyện để cải thiện chức năng thở và nâng cao sức khỏe phổi.
Để tăng cường sức đề kháng tổng thể, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm cho hệ hô hấp thì dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn để cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích và không ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm hun khói và đồ ăn chế biến sẵn.
Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng rốn phổi đậm. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn có thể hiểu được tình trạng này và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn chặn các bệnh về phổi phát triển.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.