Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phương pháp cắt bỏ túi mật là một trong những phương pháp điều trị polyp túi mật hoặc sỏi mật. Tuy nhiên, sau cắt túi mật, người bệnh lại có nguy cơ mắc hội chứng sau cắt túi mật (Postcholecystectomy- PCS). Bạn đã biết gì về hội chứng PCS?
Để điều trị polyp túi mật hay sỏi mật, phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là cắt túi mật. Túi mật chứa dịch mật, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy, cắt bỏ túi mật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ mắc hội chứng sau cắt túi mật.
Túi mật có chức năng dự trữ, cô đặc và điều tiết dòng chảy của dịch mật xuống tá tràng. Dịch mật này hỗ trợ quá trình phân hủy thức béo trong thức ăn. Giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể con người, túi mật cũng có thể gặp các vấn đề bất thường. Một số bệnh lý thường gặp ở túi mật như viêm nhiễm, có sỏi gây đau hoặc tắc nghẽn đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật,...
Trong điều trị các bệnh lý về túi mật, bác sĩ có thể chỉ định cắt túi mật trong trường hợp cần thiết. Khi túi mật bị cắt đi, dịch mật do gan tiết ra sẽ được đưa thẳng xuống tá tràng mà không có quá trình cô đặc hay điều tiết dòng chảy. Điều này vừa ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, vừa có thể gây biến chứng. Một trong những biến chứng của cắt túi mật chính là hội chứng sau cắt túi mật.
Phẫu thuật cắt túi mật hoàn toàn thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như:
Nhiều người thắc mắc, cắt túi mật ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Theo thống kê, sau phẫu thuật cắt túi mật, khoảng 10% đến 15% người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như:
Hội chứng sau cắt túi mật - Postcholecystectomy syndrome (PCS) là tập hợp các triệu chứng xảy ra sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt hoàn toàn túi mật và những triệu chứng này xảy ra trong nhiều năm. Triệu chứng điển hình nhất là người bệnh bị đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng bụng dưới. Các triệu chứng như viêm dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, vàng da, tiêu chảy cũng khá phổ biến.
Có trường hợp, hội chứng PCS sẽ giảm dần khi cơ thể thích nghi với việc không còn túi mật. Nhưng cũng nhiều trường hợp, các triệu chứng của PCS kéo dài thậm chí có xu hướng nghiêm trọng hơn gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người bệnh.
Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng PCS như:
Theo các bác sĩ, những người phải cắt túi mật do cấp cứu mà không phải do sỏi mật hay người đã có sẵn hội chứng ruột kích thích có nguy cơ mắc hội chứng sau cắt túi mật cao hơn.
Tùy nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người mắc hội chứng PCS, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc để cải thiện triệu chứng và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ví dụ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích sẽ được dùng thuốc giảm co thắt cơ, thuốc giảm acid trong dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc kháng acid, kháng histamin,...
Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý không tự ý dùng thuốc cũng không tự ý bỏ thuốc hay tăng liều. Khi đang điều trị theo một liệu trình do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần theo đuổi đến cùng. Tránh tình trạng đang chữa bệnh theo Tây y lại bỏ ngang chuyển sang Đông y. Các can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây PCS như sỏi ống mật hay rối loạn cơ vòng Oddi.
Về chế độ ăn uống, người cắt túi mật nên ăn thực phẩm dễ tiêu, hạn chế đồ ăn chiên rán hay đồ ăn cay nóng. Người bệnh nên vừa ăn vừa lắng nghe cơ thể để điều chỉnh lượng ăn và chế độ ăn cho phù hợp. Sau cắt túi mật, khi sức khỏe ổn định là người bệnh có thể duy trì hoạt động hàng ngày. Người bệnh nên bắt đầu với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức.
Sau phẫu thuật cắt túi mật, cơ thể chúng ta cần thời gian để làm quen và thích nghi. Những biến chứng sau phẫu thuật là khó tránh khỏi trong đó có cả hội chứng sau cắt túi mật. Bạn sẽ không có cách nào để loại bỏ nguy cơ biến chứng hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể thăm khám sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để hội chứng này sớm được kiểm soát.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.