Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người bệnh tiểu đường cần phải hết sức lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, do đó món yến chưng không đường là lựa chọn phù hợp. Hiện nay đã có rất nhiều cách chưng yến cho người tiểu đường giúp món ăn vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khoẻ người bệnh.
Dùng yến để bồi bổ cho người bệnh bị tiểu đường là điều cần thiết. Tuy nhiên bệnh nhân bị tiểu đường là đối tượng nhạy cảm, cần phải hết sức lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là với món yến chưng. Dưới đây là hướng dẫn một số cách chưng yến cho người tiểu đường vừa thơm ngon, vừa giữ trạng thái ổn định đường huyết cho người bệnh.
Tổ yến (yến sào) được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng từ nhiên khá hiệu quả bởi chứa đến 42 – 55% thành phần đạm cùng một số vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Đặc biệt, yến sào còn cung cấp cho cơ thể những loại axit amin hỗ trợ quá trình trao đổi chất như leucine, phenylalanine, isoleucine.
Yến sào không chứa chất béo, không chứa đường nên không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Từ đó có thể kết luận rằng yến sào phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ cung cấp protein, khoáng chất và vitamin cho người bệnh.
Yến sào nguyên chất sẽ không chứa đường và chất béo nên có thể bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, chế biến yến sào thành món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho người tiểu đường không phải chuyện đơn giản, dưới đây là một số cách chưng yến phù hợp bạn có thể tham khảo:
Yến chưng nhân sâm chỉ nghe tên thôi thì đã thấy đây là món ăn thượng hạng và giàu dinh dưỡng. Yến giàu đạm và khoáng chất, nhân sâm hỗ trợ, phục hồi thể lực, cải thiện trí óc, kiểm soát đường huyết, bảo vệ tim mạch, chống viêm,…
Từ đó cho thấy, đây là một cách chưng yến cho người tiểu đường mang lại nhiều lợi ích vượt trôi. Để cải thiện sức khỏe và nồng độ đường huyết được ổn định, bệnh nhân chỉ nên ăn yến chưng nhân sâm 1 – 2 lần/tháng.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với nhân sâm như sau:
Kỷ tử tốt cho thị lực, cải thiện làn da mái tóc, tăng cường sức đề kháng, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Do đó, món yến sào chưng với kỷ tử, hạt chia phù hợp cho người bị tiểu đường.
Cách chưng yến với kỷ tử, hạt chia như sau:
Có thể thêm vài lát gừng vào để khử mùi tanh của yến sào trước khi ăn, nên ăn khi còn nóng. Ngoài cách chưng yến cho người tiểu đường với kỷ tử, hạt chia thì người bị tiểu đường cũng có thể uống nước hạt chia hoặc trà kỷ tử để cải thiện sức khỏe.
Món yến sào chưng với hạt sen không đường giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch. Hạt sen có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ nên có thể hỗ trợ giảm được lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách chưng yến không đường với hạt sen như sau:
Yến chưng không đường với táo tàu là sự kết hợp tuyệt vời để tạo nên món ăn vừa thơm ngon vừa tốt cho người bị tiểu đường. Cũng như món yến sào chưng với hạt sen kể trên, món ăn này cũng nên chế biến không đường sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch tốt hơn.
Ngoài ra, yến chưng táo đỏ không đường còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tinh thần, tăng tuổi thọ. Nguyên nhân là do táo tàu có tác dụng bổ máu cho người già khá tốt.
Cách chứng yến với táo tàu không đường như sau:
Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên người bị tiểu đường là đối tượng nhay cảm nên khi sử dụng tổ yến cần lưu ý một số vấn đề sau:
Yến sào có vị nhạt nên nhiều người sẽ thêm một xíu đường phèn vào chưng cùng để dễ ăn hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường sẽ khiến cho bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết. Do đó, khi chế biến yến sào cho người tiểu đường, chỉ nên dùng 1 – 2g đường phèn, có thể thay thế thành một muỗng cà phê mật ong nguyên chất hoặc tốt nhất là nên ăn yến chưng không đường
Khi chưng, bạn có thể thay thế bằng đường ăn kiêng, các loại quả có vị ngọt tự nhiên như quả chà là, cỏ ngọt, bí đỏ, táo đỏ...
Các cách chưng yến cho người tiểu đường nêu trên đều kết hợp với những thành phần có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết như kỷ tử, lá dứa, nhân sâm, hạt chia,… Các thực phẩm này sẽ giúp người bệnh khi ăn yến chưng vẫn ổn định đường huyết và sức khỏe được cải thiện.
Một số thực phẩm có tác dụng giảm đường huyết khác như gừng, nước dừa, saffron,…
Tác dụng của yến sào chỉ được đảm bảo trọn vẹn nếu bạn chọn mua đúng yến sào nguyên chất. Yến sào nhà và yến sào đảo sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Yến sào nhà vẫn giàu dưỡng chất nhưng ít khoáng chất hơn so với yến đảo.
Để đảm bảo mua đúng yến sào chất lượng, bên nên tìm mua tại những địa chỉ uy tín để chọn được nguồn thực phẩm tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung từ 3 – 5g yến sào mỗi lần ăn và tốt nhất là ăn yến chưng 2 lần/tuần.
Trong trường hợp ăn uống kém, người bệnh có thể bổ sung 1 – 2 lần/ tuần tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.
Trên đây là thông tin về một số cách chưng yến cho người tiểu đường. Hy vọng quý đọc giả đã bỏ túi được công thức hữu ích để có thể chế biến món ăn vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe từ yến sào.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.