Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo Bộ Y tế, giun lươn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và cần được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể thực hiện điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế.
Giun lươn (tên khoa học Strongyloides stercoralis) là một loại giun ký sinh ở ruột non người và có thể sống ở môi trường bên ngoài, đặc biệt khi ở điều kiện nóng ẩm. Bệnh nhân mắc phải bệnh này có thể điều trị dựa trên phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phác đồ điều trị dưới đây nhé.
Theo Bộ Y tế, bệnh giun lươn đường ruột thường xuất hiện ở các nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại giun này có hình dáng tròn, dài và thường ký sinh ở ruột non người. Ấu trùng của giun lươn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua da, khi da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm.
Mặt khác, người bệnh có thể bị nhiễm bệnh thông qua cơ chế tự nhiễm, do giun lươn cái đẻ trứng, phát triển thành ấu trùng và giun trưởng thành ngay trong ruột non. Chỉ giun cái mới có thể ký sinh ở người, một con giun cái có kích thước từ 1,5 - 2,5cm.
Theo một vài nghiên cứu, giun lươn thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch. Một số triệu chứng thường gặp khi mắc thể bệnh thông thường như: Rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn, hô hấp kém, thiếu máu…
Tuy nhiên, trên những người suy giảm miễn dịch, có sử dụng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài sẽ xuất hiện các triệu chứng ở nhiều cơ quan khác. Giun lươn sẽ lan tỏa và xâm nhập vào các cơ quan như tim, gan, thận, phổi, não… Bệnh nhân sẽ có thể một vài triệu chứng khác như nhiễm khuẩn nặng, gây ảnh hưởng đến tính mạng và dẫn đến tử vong cao.
Bệnh giun lươn sẽ có nguy cơ tử vong cao với những người xuất hiện các triệu chứng của thể bệnh nặng. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nặng nề hoặc có nguy cơ dẫn đến tử vong như:
Giun lươn là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân có thể được điều trị dựa trên phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành.
Theo quy trình của Bộ Y tế, trước khi chẩn đoán bệnh thì bệnh nhân cần được khám cận lâm sàng. Bác sĩ có thể thực hiện khám cận lâm sàng dựa trên phương pháp xét nghiệm:
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực hoặc chụp CT, MRI để chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh.
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả để chẩn đoán về bệnh. Các cấp độ chẩn đoán bệnh như sau:
Dựa theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành, bệnh giun lươn được điều trị bằng thuốc đặc hiệu như: Ivermectin, albendazole, thiabendazole… Các triệu chứng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng histamin, chống rối loạn tiêu hóa, giảm đau…
Trong quá trình điều trị sẽ ngừng hoặc giảm liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch (nếu có). Đồng thời, nâng cao thể trạng và điều trị các bệnh kèm theo. Hãy sử dụng 1 trong các phác đồ sau để điều trị bệnh.
Liều dùng thuốc Ivermectin:
Ivermectin chống chỉ định với:
Liều dùng với thuốc Albendazol:
Albendazol chống chỉ định với:
Liều dùng với thuốc Thiabendazol:
Uống 25mg/kg/lần x 2 lần/ngày, uống sau khi ăn no (tối đa 3g/ngày).
Thiabendazol chống chỉ định với:
Bệnh nhân sau khi điều trị sẽ được theo dõi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tiêu chuẩn khỏi bệnh là khi bệnh nhân hết triệu chứng lâm sàng; các xét nghiệm phân, dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm không tìm thấy ấu trùng giun lươn.
Bài viết trên là những thông tin về phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị bệnh giun lươn kịp thời nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.