Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, bệnh lý tăng huyết áp dường như là một trong những bệnh lý phổ biến nhất và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, huyết áp thấp cũng gây những ảnh hưởng nguy hiểm. Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về huyết áp cũng như các biện pháp duy trì huyết áp ổn định.
Huyết áp là áp lực của dòng máu đối với thành động mạch, bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu thể hiện khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan, còn huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.
Việc đánh giá và phân loại huyết áp là cao, thấp hay bình thường phụ thuộc chủ yếu vào 2 chỉ số: Chỉ số huyết áp tâm thu (áp lực lên thành động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn) và chỉ số huyết áp tâm trương (áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim thường có giá trị thấp hơn).
Bên cạnh đánh giá 2 chỉ số đã nêu trên, việc quan tâm đến cách biệt giữa 2 chỉ số huyết áp cũng rất quan trọng vì có thể phản ánh tình trạng của huyết áp. Khoảng cách này càng rộng hoặc càng hẹp đều không an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra, các yếu tố tác động đến huyết áp cũng cần được lưu ý khi đo huyết áp cho người bệnh. Huyết áp có thể thay đổi, không ổn định phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau, tư thế khi đo. Vì vậy, cần tiến hành đo huyết áp tại nhiều thời điểm trong ngày hoặc nhiều lần trong tháng để xác định chính xác tình trạng huyết áp của một người.
Để đảm bảo kết quả đo chính xác, trước khi đo huyết áp khoảng 30 phút, người bệnh cần tránh hút thuốc lá, không uống cà phê, trà, rượu, bia và giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi ổn định, tránh căng thẳng, hồi hộp. Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, ngồi thẳng lưng, tay để ngang tim, không bắt chéo chân. Trong khi đo, không nói chuyện, nghe điện thoại hoặc làm việc riêng.
Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Theo Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA) 2022 về phân loại chẩn đoán tăng huyết áp theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám, huyết áp được chẩn đoán ở mức bình thường khi chỉ số huyết áp tâm thu <130 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương <85 mmHg.
Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực máu lên thành động mạch khi tim bơm tống máu đi. Nếu tình trạng tăng áp lực kéo dài theo thời gian sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA) 2022 về phân loại chẩn đoán tăng huyết áp theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám, huyết áp được phân loại như sau:
Ngoài ra, ở bệnh nhân cao tuổi có thể gặp tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90 mmHg.
Tăng huyết áp được biết đến như “kẻ giết người thầm lặng” với đặc điểm diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng và để lại nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu triệu chứng tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.
Một số triệu chứng tăng huyết áp phổ biến ở người bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nóng bừng mặt, ù tai và hồi hộp,… Bên cạnh đó, một số biểu hiện dữ dội hơn có thể xuất hiện như: Nôn ói, mặt tái nhợt hoặc đỏ bừng, thở gấp, giảm thị lực, đau tức ngực, hốt hoảng,..
Cụ thể các biểu hiện được trình bày dưới đây:
Dưới đây là một số gợi ý về biện pháp giúp duy trì huyết áp ổn định:
Những thông tin trên đây đã giải đáp giúp bạn câu hỏi "Huyết áp bao nhiêu là bình thường?". Đối với người có tiền sử bệnh, người cao tuổi, bệnh nền,... không nên chủ quan với các dấu hiệu mà huyết áp cảnh báo, hãy thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể bất thường.
Xem thêm: Những lợi ích đáng kinh ngạc khi chữa cao huyết áp bằng Đông y
Gia Bảo
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com