Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi biết huyết áp cao có gây buồn ngủ không, bạn sẽ nhận ra mối tương quan qua lại giữa hai vấn đề này. Từ đó tìm ra giải pháp để vừa cải thiện bệnh lý cao huyết áp, vừa đưa chu kỳ ngủ nghỉ về trạng thái bình thường.
Thực tế cho thấy huyết áp và giấc ngủ là hai vấn đề có mối liên đới mật thiết với nhau. Vậy huyết áp cao có gây buồn ngủ không và nếu có thì làm cách nào để cải thiện tình hình?
Để tìm hiểu về cao huyết áp, trước tiên bạn cần nằm lòng khái niệm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực tác động lên thành động mạch khi tim ở trạng thái co (bơm máu đến các cơ quan). Trong một diễn biến khác, huyết áp tâm trương là áp lực ở thành động mạch khi tim giãn ra (thu hồi máu về).
Huyết áp cao được hiểu là hiện tượng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương vượt quá giới hạn bình thường. Cụ thể, những người có huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì được xem là bị cao huyết áp.
Triệu chứng của huyết áp cao nhìn chung khá mờ nhạt, đôi khi chúng chỉ xuất hiện một cách thoáng qua với các dấu hiệu như: Đau đầu, người xây xẩm, đỏ mặt và tai,... Đa phần các trường hợp đều diễn tiến âm thầm, chỉ xác định rõ thông qua việc đo huyết áp. Trong khi đó vấn đề sức khỏe này lại là yếu tố “mở màn” cho rất nhiều hệ lụy đáng ngại: Đột quỵ, tai biến, đau tim, suy thận, suy giảm thị lực,...
Hiện nay, có đến 90% trường hợp cao huyết áp là không rõ căn nguyên (tăng huyết áp vô căn). Bệnh lý này có đặc tính di truyền cao và thường bắt gặp ở nam giới hơn là nữ giới. 10% còn lại có thể phát sinh do một số vấn đề sức khỏe (u tuyến thượng thận, suy giáp, viêm thận,...), dùng thuốc tránh thai hoặc thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc cao huyết áp bao gồm: Lớn tuổi, béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, thường xuyên căng thẳng, ăn mặn, uống nhiều bia rượu.
Để điều trị cao huyết áp, các chuyên gia y tế thường đưa ra ba phương án. Trong trường hợp nhẹ và vừa thì trước tiên là định hướng thay đổi lối sống cho người bệnh. Sau một thời gian áp dụng nếu tình trạng huyết áp cao không mấy cải thiện thì bác sĩ sẽ kê thuốc dùng hằng ngày cho bệnh nhân. Trong trường hợp khẩn cấp, huyết áp gia tăng quá cao và đột ngột thì người bệnh sẽ được can thiệp theo hình thức cấp cứu (thở oxy kết hợp dùng thuốc đặc trị liều cao và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn).
Nhiều nghiên cứu thực tế đã chứng minh rằng giấc ngủ và huyết áp là hai phương diện có mối tương quan qua lại với nhau. Khảo sát cũng cho thấy huyết áp có xu hướng giảm xuống khi ngủ, tăng lên khi thức giấc và hoạt động mạnh. Điều này có nghĩa là càng khó ngủ thì huyết áp càng tăng cao và ngược lại, nếu huyết áp tăng cao thì sẽ khiến bệnh nhân trằn trọc, mất ngủ trong thời gian dài.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thì mất ngủ và ngưng thở khi ngủ là hai vấn đề đặc biệt liên quan trực tiếp đến hiện tượng cao huyết áp.
Những người ngủ dưới 6 tiếng sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn là những người ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ sẽ làm tăng đột biến lượng hormone căng thẳng, từ đó khiến huyết áp bị đẩy lên cao, vượt quá giá trị bình thường.
Trong một diễn biến khác, sự thiếu hụt oxy do ngưng thở sẽ “đánh tiếng” với não bộ. Khi đó trung ương thần kinh phản ứng lại bằng cách kích thích tim đập nhanh, gây co mạch và làm tăng huyết áp tức thì.
Lời giải đáp của câu hỏi: “Huyết áp cao có gây buồn ngủ không?” chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ vì chúng có thể đi ngược với những gì mà bạn đang suy luận trong đầu.
Cụ thể qua những thông tin vừa chia sẻ, dễ thấy huyết áp cao thường gây mất ngủ khi đêm về. Nguyên nhân chủ yếu do các triệu chứng đi kèm của vấn đề sức khỏe này (nóng trong, căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, kích thích thần kinh,...).
Tuy vậy, sự tăng huyết áp thường xảy ra theo cơn. Nếu cao huyết áp gây mất ngủ mỗi tối thì vào ban ngày (huyết áp về trạng thái ổn định), bệnh nhân sẽ phải đối diện với tình trạng buồn ngủ thường trực. Người khi nào cũng uể oải, vật vờ, chỉ muốn tựa lưng đâu đó để nằm chợp mắt. Điều này không chỉ làm xáo trộn sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, lao động và học tập của người bệnh.
Và với lời giải thích trên, bây giờ thì bạn đã biết huyết áp cao có gây buồn ngủ không rồi chứ?
Mất ngủ trong đêm và buồn ngủ vạ vật vào ban ngày là một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp. Và như đã nhắc qua, nếu để kéo dài tình trạng này thì bệnh huyết áp cao sẽ ngày càng trầm trọng, cùng với đó, chứng rối loạn giấc ngủ do cao huyết áp cũng ngày càng khó kiểm soát. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả vấn đề trên?
Trên đây là những phân tích chi tiết của Nhà thuốc Long Châu xoay quanh chủ đề: “Huyết áp cao có gây buồn ngủ không?”. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và hãy làm theo hướng dẫn trên để kiểm soát tốt chứng cao huyết áp đồng thời khắc phục nhanh tình trạng rối loạn giấc ngủ bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.