Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, do đó việc cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ là rất cần thiết. Vậy khám dinh dưỡng cho bé khi nào thì thích hợp, vì sao bé cần phải khám và quy trình khám gồm các bước như thế nào?
Khi khám dinh dưỡng cho bé, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa ra các chẩn đoán và tư vấn về tình trạng sức khỏe của bé để giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mọi thông tin cần thiết về việc khám dinh dưỡng cho bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên cho bé dưới 16 tuổi đi khám dinh dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Nên sắp xếp lịch thăm khám tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, cụ thể như sau:
Ngoài đi khám định kỳ, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi khám dinh dưỡng trong trường hợp bé có những biểu hiện bất thường sau đây:
Cần đi khám dinh dưỡng cho bé có nguy cơ bị thừa cân, béo phì để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, khoa học hơn.
Khám dinh dưỡng cho bé có tầm quan trọng như sau:
Lợi ích đầu tiên khi khám dinh dưỡng cho bé là bé được chủng ngừa theo lịch trình vào đúng giai đoạn nhằm ngăn ngừa bệnh tật. Một yếu tố chính của chăm sóc dự phòng là dinh dưỡng cùng với việc kiểm tra thị lực và thính giác. Chủng ngừa và chăm sóc dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khám dinh dưỡng cho bé với mục đích:
Trong lúc thăm khám dinh dưỡng cho bé định kỳ, các bậc cha mẹ có thể hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của con và trình bày bất kỳ mối quan tâm nào về sức khỏe của con. Cha mẹ nên chuẩn bị trước các vấn đề cần hỏi, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và tránh bỏ sót câu hỏi. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ thắc mắc nhiều vấn đề và có thể hỏi ý kiến bác sĩ ở lần tái khám dinh dưỡng tiếp theo. Phụ huynh thường quan tâm một số chủ đề như quá trình phát triển của bé, chế độ ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, tập thể dục, giấc ngủ và hành vi của bé.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải đi khám dinh dưỡng đúng lịch, nếu nhận thấy bé có bất kỳ bất thường nào trong thói quen ăn uống, có các vấn đề liên quan đến cân nặng hoặc nghi ngờ bé bị thiếu hụt dinh dưỡng,... cha mẹ vẫn có thể đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Đặc biệt là về cân nặng, bác sĩ sẽ theo dõi các vấn đề liên quan đến cân nặng như:
Quy trình của một buổi khám dinh dưỡng sẽ diễn ra như sau:
Đầu tiên, để nắm được tình trạng sức khỏe tổng quát của bé, bác sĩ thường khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ đo các chỉ số cơ thể cơ bản để đánh giá xem bé có phát triển phù hợp với lứa tuổi không, ví dụ: Đo cân nặng, chiều cao của bé và sau đó đối chiếu với bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn (việc so sánh dựa vào độ tuổi, giới tính).
Ngoài ra, trong buổi khám dinh dưỡng, theo thông tin do cha mẹ cung cấp, bác sĩ sẽ biết được sở thích, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé, tiền sử mắc bệnh (nếu có). Với những thông tin kể trên, bác sĩ có thể chỉ định bé thực hiện thêm kiểm tra chuyên sâu, một số xét nghiệm cần thiết.
Trong gói khám dinh dưỡng cho bé sẽ có các xét nghiệm phổ biến như:
Từ kết quả khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể tư vấn cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với con. Đồng thời, trong mỗi buổi khám dinh dưỡng, bác sĩ cũng hướng dẫn cách lên thực đơn, chia khẩu phần ăn giúp trẻ luôn cảm thấy ngon miệng.
Như vậy, khám dinh dưỡng cho bé là rất cần thiết, giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Việc cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ có tác dụng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.