Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý đái tháo đường do kháng insulin. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì dư thừa quá nhiều khiến cho quá trình chuyển hóa glucose trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Vậy kháng insulin và béo phì có mối liên hệ như thế nào? Kháng insulin có phải là hậu quả tình trạng béo phì không?
Insulin là một loại hormone nội tiết được tiết ra từ tuyến tụy và có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh nhân thừa cân thường kèm theo bệnh đái tháo đường. Vậy kháng insulin và béo phì có mối liên quan như thế nào?
Insulin là một loại hormone được tiết ra từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy. Insulin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời, loại hormone này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid thành năng lượng ATP để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng tinh bột khá lớn. Khi đó, tế bào beta ở đảo tụy được kích thích nhằm tăng tiết insulin để tác động vào quá trình dự trữ glucose trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và mô mỡ.
Khi hàm lượng glucose trong máu tăng cao thì glucose sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được dự trữ trong gan. Và khi nồng độ glucose trong máu giảm do đói, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để đi vào nhằm đảm bảo ổn định lượng đường trong máu. Quá trình này cần có sự tham gia của insulin với vai trò như sau:
Do vậy, insulin là một hormone có vai trò ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose đi vào máu. Nếu insulin bị thiếu hụt thì glycogen chuyển hóa liên tục và vận chuyển một lượng thừa thãi glucose vào máu, gây ra bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường.
Trước khi tìm hiểu về mối liên quan giữa kháng insulin và béo phì, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu hiểu thêm về tình trạng kháng insulin là gì và kháng insulin có nguy hiểm không?
Kháng insulin là một rối loạn chuyển hóa, được đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Hơn nữa, kháng insulin có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:
Kháng insulin được đánh giá là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bởi nó làm tăng cao nguy cơ phát triển nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm:
Bên cạnh đó, đối với những người bệnh đã mắc các bệnh lý kể trên thì tình trạng kháng insulin sẽ khiến cho bệnh ngày càng trở nặng hơn. Chẳng hạn, đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, tình trạng kháng insulin khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao và khó kiểm soát hơn theo thời gian. Vậy tình trạng kháng insulin và béo phì có mối liên hệ như thế nào?
Khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy ở những những người béo phì bị giảm trong khiến cho khả năng chuyển hóa glucose cũng bị giảm theo. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho những người béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường trong máu, biến những người này thành nạn nhân của bệnh đái tháo đường.
Mặc dù béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng kháng insulin, nhưng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến bệnh lý này.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có đến 50% dân số Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường có kèm theo tình trạng thừa cân, béo phì. Còn theo các chuyên gia, thực chất có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng kháng insulin và trọng lượng cơ thể. Vậy kháng insulin có phải là hậu quả của béo phì?
Năm 1962, James Neel đã đưa ra giả thiết rằng sở dĩ bệnh tiểu đường phát triển nhanh ở mức độ toàn cầu là vì có nhiều yếu tố trợ giúp tồn tại trong môi trường tấn công vào yếu tố tiềm tàng có sẵn trong cơ thể và đó chính là gen.
Yếu tố về “gen tiết kiệm” chính là điểm chính yếu của giả thuyết trên. Ngày nay, khi mà xã hội đã đạt đến mức xã hội hóa cao, trạng thái lao động thể lực giảm xuống thì tình trạng thừa mỡ và thừa năng lượng cũng sẽ tăng lên. Chính vì thế, yếu tố gen được xem là thủ phạm của cả hai bệnh lý đái tháo đường type 2 và béo phì.
Trong thực tế, có nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh được rằng việc giảm cân nặng sẽ kéo theo tình trạng tăng độ nhạy cảm của insulin và ngược lại. Theo Dr.Sims cho thấy, nếu thể trọng cơ thể tăng thêm 20 - 25% thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng insulin máu tăng và tình trạng kháng insulin sẽ xuất hiện.
Như vậy, tình trạng kháng insulin và béo phì có mối quan chặt chẽ với nhau. Vậy những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh tiểu đường do thừa cân, béo phì?
Khi con người bước vào độ tuổi trung niên thì cơ thể cũng bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm về sức khỏe và dễ mắc phải các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa mỡ máu, acid uric, tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan như chế độ ăn uống không phù hợp, thói quen lười vận động, lối sống thiếu khoa học… khiến cho các bộ phận, cơ quan trong cơ thể có dấu hiệu thoái hóa dần, đặc biệt là xuất hiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất. Đây chính là các điều kiện thuận lợi nhất dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Những năm trở lại đây, theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng thừa cân, béo phì cao gấp 3 lần so với những người gầy, trong đó tỷ lệ mắc bệnh thường gặp nhất là ở độ tuổi trên 40.
Ngày nay, bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do đời sống phát triển kéo theo việc ăn uống thiếu kiểm soát, dẫn đến dư thừa các chất dinh dưỡng.
Kháng insulin và béo phì có mối liên quan chặt chẽ nên việc điều trị tiểu đường ở người béo phì là cần ưu tiên sử dụng các loại thuốc có cơ chế chống lại tình trạng đề kháng insulin hoặc thuốc có tác dụng giảm cân nhằm giảm đi các tế bào mỡ, giảm thiểu tình trạng kháng insulin và giúp cho quá trình chuyển hóa đường được tốt hơn. Một số loại thuốc thường được kê cho người béo phì như thuốc SGLT2i, metformin, thuốc đồng vận GLP1…
Theo tiến sĩ Anthony Komaroff, nếu giảm được 5 - 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tăng đường huyết một cách dễ dàng hơn.
Những người béo phì cần tuân thủ một số quy tắc sau đây để ổn định đường huyết và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra, cụ thể là:
Tóm lại, tình trạng kháng insulin và béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, dù chưa mắc bệnh đái tháo đường thì những người bị béo phì vẫn thuộc vào nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao với biểu hiện kháng insulin. Vì thế, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập luyện thể lực đều đặn là một cách làm hiệu quả để điều chỉnh cân nặng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.