Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không?

Ngày 21/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lá lốt là loại lá rất quen thuộc tại Việt Nam và được biết đến là nguyên liệu chữa được nhiều bệnh. Trong số đó, phương pháp lá lốt chữa đau nhức xương khớp được nhiều người truyền tai nhau. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Bệnh đau nhức xương khớp rất phổ biến. Các phương pháp điều trị y khoa như uống thuốc, phẫu thuật được nhiều người biết đến là cách điều trị lý tưởng cho bệnh nhân xương khớp. Tuy nhiên sự bổ trợ của các liệu pháp điều trị với nguyên liệu thiên nhiên đã và đang cho thấy sự hiệu quả nhất định. Vậy lá lốt chữa đau nhức xương khớp như thế nào? Bài viết sẽ thông tin đến bạn.

Một số nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau mỏi cơ, xương, khớp và gân. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động hay chạm vào các vị trí bị đau. Một khi các khớp đã bị đau thì chứng tỏ người bệnh đang chịu tổn thương trong một thời gian dài và buộc phải điều trị kịp thời.

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không? 1
Đau nhức xương khớp là bệnh lý hay gặp ở nhiều người

Hiện nay với y học phát triển, có nhiều phương pháp điều trị đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả hồi phục cao. Tuy nhiên rất nhiều người tin tưởng với cách chữa trị lành tính và ít tác dụng phụ đó là sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, trong đó có sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp. Trước khi tìm hiểu về liệu pháp điều trị này, cùng điểm qua các nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp:

  • Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Nếu bạn vận động không đúng tư thế, thường xuyên phải vác nặng sẽ khiến các xương khớp có nguy cơ bị tổn thương cao. Hiện nay đối tượng như nhân viên văn phòng cũng rất dễ bị đau nhức xương khớp bởi đặc tính công việc yêu cầu ngồi lâu, ít vận động. Các vận động viên nếu chơi sai tư thế, vận động quá sức cũng có thể gặp vấn đề về xương khớp.
  • Do bệnh lý: Đến một giai đoạn, cơ thể sẽ bắt đầu lão hoá. Từ đó các chứng bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hay loãng xương sẽ xảy ra. Những bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, khớp biến dạng dẫn đến tàn phế.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng xương khớp bị đau nhức còn có thể xảy ra do các yếu tố không thể lường trước như chấn thương, thời tiết trở lạnh, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị. Đặc biệt người béo phì lại có nguy cơ bị đau xương khớp hơn so với người bình thường.

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả?

Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, tính ấm, vị cay. Đây là loại lá được cho là có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, đổ mồ hôi tay chân. Theo y học hiện đại, bản chất của lá lốt có chứa chất beta-caryophylen và benzyl axetat có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Vậy nên lá lốt cũng điều trị các bệnh xương khớp hữu hiệu.

Vậy đâu là những bài thuốc từ lá lốt chữa đau nhức xương khớp?

  • Bài thuốc ngâm chân: Cần đun sôi hỗn hợp lá lốt cùng nước và thêm vào chút muối. Sau khi đợi hỗn hợp nguội dần thì có thể ngâm chân và ngâm tay. Nếu bạn đang có những vấn đề như đau nhức bàn chân, khớp cổ chân có thể ngâm chân với nước lá lốt vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Muốn đạt hiệu quả, cần kiên trì thực hiện liên tiếp trong khoảng hơn 2 tuần.
  • Bài thuốc uống: Bạn có thể nấu nước với lá lốt tươi hoặc đã phơi khô. Cần đun với 2 bát nước, đun cho đến khi chỉ còn 1 bát và uống chúng trong ngày. Tốt nhất nên uống nước lá lốt này sau khi ăn tối và nên uống khi chúng còn ấm.
  • Bài thuốc ngâm rượu: Sự kết hợp với lá lốt với rượu trắng sẽ tạo nên một bài thuốc quý. Tuy nhiên thời gian ngâm phải đạt khoảng 1 tháng và sau đó dùng phần rượu này xoa bóp vùng khớp bị đau nhức. Nên thực hiện massage từ 2 - 3 lần mỗi ngày để giảm đau.
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không? 2
Ngâm chân nước lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh đau nhức xương khớp là phương pháp rất lành tính. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Đặc biệt không phải ai cũng phù hợp để dùng lá lốt. Người bị bệnh nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người là đối tượng không nên dùng. Phụ nữ đang cho con bú nếu dùng lá lốt có thể gây mất sữa.

Phương pháp trị đau nhức xương không dùng thuốc mà bạn nên biết

Tuỳ mức độ đau nhức xương khớp để bác sĩ chỉ định bạn có nên dùng thuốc hay can thiệp sâu hơn hay không. Sau khi đã tìm hiểu về vấn đề lá lốt chữa đau nhức xương khớp, ta cùng tham khảo thêm các liệu pháp điều trị không dùng thuốc khác:

Chườm nóng/lạnh

Với chườm nóng, nhiệt độ của chúng có thể giúp các cơ được thư giãn, cải thiện triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên nên điều chỉnh nhiệt độ thật thích hợp để ngừa nguy cơ bị bỏng. Và tuyệt đối không chườm nóng trong khi ngủ hay chườm quá 20 phút. Với chườm lạnh thì sao? Trường hợp các khớp đau nhức, sưng đỏ và khiến bạn vận động trở nên khó khăn thì nên chườm lạnh. Chườm cùng nước đá với thời gian phù hợp, khoảng trên dưới 15 phút tại các khu vực máu lưu thông kém.

Tập yoga

Thực tế yoga chính là hình thức luyện tập giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp, loãng xương hiệu quả nhất. Các tư thế yoga đòi hỏi bạn phải nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể từ đó sẽ khiến các phần xương yếu được củng cố, cứng chắc hơn. Ngoài ra tập luyện yoga còn giúp duy trì lượng canxi trong xương và giảm được các cơn đau mỏi.

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không? 3
Tập luyện yoga giúp xương khớp thêm dẻo dai

Châm cứu

Châm cứu chính là biện pháp khai thông khí huyết, giúp giảm đau một cách tự nhiên. Châm cứu giúp kích thích cơ thể giải phóng hormone endorphin, từ đó tăng cường lưu thông máu và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên bạn phải chọn đúng cơ sở châm cứu để được điều trị đúng.

Trên đây là những chia sẻ về lá lốt chữa đau nhức xương khớp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về nguyên liệu này cũng như có cho mình một số phương pháp chữa bệnh xương khớp hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm