Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị trào ngược dạ dày, bạn cần khắc phục sớm các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn,… nếu không, các triệu chứng này sẽ ngày càng xuất hiện dày đặc hơn. Chưa cần phải dùng đến các loại thuốc, bệnh nhân có thể thử ngay cách sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày được chia sẻ trong bài viết này.
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà. Nếu áp dụng đúng cách, những phương pháp này vẫn đảm bảo tính an toàn và đạt hiệu quả cao. Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là một trong những biện pháp dân gian như vậy. Vậy thực hư cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không như thế nào và cần chú ý những gì?
Lá trầu không từ xưa đến nay vốn được đánh giá cao trong chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược, viêm loét, đau dạ dày,… Lý do là bởi lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và điều hòa lượng axit có trong thành dạ dày.
Bên cạnh đó, lá trầu không còn chứa hoạt chất Tanin giúp làm lành những vết loét xuất hiện ở dạ dày. Hoạt chất này còn giúp điều hòa, cân bằng độ PH, làm hạn chế và ngăn cản quá trình phát triển của các tế bào tự do và vi khuẩn gây bệnh.
Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, lá trầu không chứa hoạt chất có công dụng ức chế sự hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như tụ cầu, Subtilis,… Các khoáng chất và vitamin có trong lá trầu không cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, đây chính là tác nhân chính gây trào ngược và viêm loét dạ dày.
Dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng hiệu quả chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi mới phát hiện hoặc bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì cách này khá là phù hợp. Tuy nhiên, những bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày nặng thì dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày có thể hiệu quả điều trị chưa được phát huy đúng mức. Do đó, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Ưu điểm của phương pháp dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là loại nguyên liệu này rất phổ biến, dễ kiếm, dễ trồng nên chi phí rất rẻ. Cách điều trị này cũng mang đến sự an toàn, lành tính vì đều là nguyên liệu tự nhiên. Có 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không được nhiều người thử nghiệm và ưa chuộng nhất.
Cách nhai trực tiếp lá trầu không chữa trào ngược dạ dày có thể coi là cách đơn giản nhất với những bước thực hiện như sau:
Với cách chữa trào ngược dạ dày bằng uống nước lá trầu không, bạn cần tiến hành như sau:
Ngoài hai cách trên thì bạn có thể thử cách đắp lá trầu không với muối theo quy trình sau:
Dù trầu không khá an toàn và lành tính nhưng khi sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày, bạn cũng vẫn cần chú ý những điều sau đây:
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp dân gian rất đơn giản và dễ tiến hành. Quan trọng là bệnh nhân phải luôn kiên trì thì mới thấy được hiệu quả điều trị một cách rõ rệt và tối ưu.
Với phương thức bào chế thủ công và hàm lượng dược tính trong lá trầu đơn lẻ nên thời gian điều trị bằng loại lá này khá lâu. Do đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng phương pháp này cùng một số phương thuốc khác như thuốc Gaviscon xanh hoặc Gaviscon hồng.
Với thành phần chính là Natri Alginat, Natri Bicarbonat và Calci Carbonat giúp trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, hai loại thuốc Gaviscon đã chứng minh tính hiệu quả trong điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, khó tiêu và ợ chua.
Sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là cách mà nhiều người vẫn áp dụng. Trên thực tế, cả Đông y và khoa học hiện đại đã công nhận hiệu quả của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày và các bệnh lý khác như viêm loét, đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được hiệu quả điều trị như ý vì còn tùy thuộc các yếu tố như: Mức độ bệnh lý, cơ địa người bệnh, sức khỏe và cách thức thực hiện. Vì vậy, tốt nhất là khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.