Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đầu ngón tay bị sưng và có mủ có thể gây đau đớn cho người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Vậy đây là biểu hiện của bệnh gì? Cần là gì khi thấy đầu ngón tay vừa sưng vừa có mủ?
Đầu ngón tay bị sưng và có mủ trong dân gian gọi là hiện tượng chín mé. Đây là tình trạng đầu ngón tay bị nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm, mưng mủ hoặc áp xe. Sưng viêm và mưng mủ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết,…
Đầu ngón tay có tình trạng sưng tấy và mưng mủ được gọi là chín mé. Chín mé có thể xảy ra với cả đầu ngón tay và đầu ngón chân. Đây là một trong những bệnh ngoài da rất thường gặp. Dấu hiệu nhận biết là đầu ngón tay bị sưng, có mủ hoặc áp xe. Nếu không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chín mé sẽ phát triển nặng và có nguy cơ biến chứng.
Chín mé thường phát triển qua các giai đoạn như:
Các ngày sau đó, đầu ngón tay bắt đầu nhìn rõ mủ trắng, cảm giác đau tức tăng lên nhất là khi bấm nhẹ vào vị trí bị sưng. Lúc này, nếu không xử lý kịp thời, ngón tay bị chín mé có thể bị nhiễm trùng nặng và lan rộng ra các khớp xương hoặc máu. Biến chứng thường gặp là viêm xương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc nhiễm khuẩn máu.
Thủ phạm chính gây ra tình trạng đầu ngón tay bị sưng và có mủ hay chín mé là vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn Herpes. Qua những vết trầy xước trên da hoặc qua kẽ móng tay, các vi khuẩn này xâm nhập rồi gây bệnh. Nếu người bệnh làm việc ở môi trường không đảm bảo vệ sinh, ra nhiều mồ hôi thì vi khuẩn lại càng có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chín mé như:
Khi gặp tình trạng đầu ngón tay bị sưng và có mủ, để phòng tránh nhiễm trùng nặng thêm và lan rộng, bạn cần ngay lập tức làm các việc sau:
Một số người áp dụng các cách chữa ngón tay sưng và có mủ tại nhà cũng nhận thấy hiệu quả. Nếu tình trạng sưng và mưng mủ ngón tay chưa nghiêm trọng và mới khởi phát, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Nếu sau vài ngày áp dụng những cách trên mà tình trạng sưng viêm không giảm bớt, bạn buộc phải dùng kim y tế để trích mủ ra như hướng dẫn. Sau đó vài ngày, bạn nên duy trì thói quen ngâm tay với nước sát trùng hoặc nước muối để giảm nguy cơ tái phát.
Hầu hết các trường hợp đầu ngón tay bị sưng và có mủ đều có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy nhiễm khuẩn nghiêm trọng, người bệnh đau nhức nhiều kèm sốt, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Tại cơ sở y tế, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc làm xét nghiệm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng chưa lan sang xương, khớp hay lan vào máu, bác sĩ sẽ rạch để dẫn lưu mủ kết hợp chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Nếu nhận thấy nguy cơ nhiễm trùng lan rộng hoặc có dấu hiệu hoại tử, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Tình trạng đầu ngón tay bị sưng và có mủ nên được xử lý sớm nhất để tránh nhiễm trùng lan rộng và biến chứng. Ngoài ra, người bệnh có thể phòng ngừa chín mé bằng cách rửa tay với xà phòng, dùng bao tay khi dọn dẹp, cọ rửa, không cắt móng tay quá sát phao tay, khi có vết thương ở đầu ngón tay nên xử lý đúng cách để tránh nhiễm trùng,…
Xem thêm:
Ngón tay bị sưng là do bệnh gì và cách xử trí ra sao?
Các loại thuốc mỡ bôi chín mé hỗ trợ điều trị chín mé hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.