Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp lòng bàn chân có liên quan đến bệnh lý nào không? Phải làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Đau khớp lòng bàn chân khiến người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong đi lại và sinh hoạt. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và biện pháp cải thiện, hãy theo dõi một vài thông tin dưới dây.
Bàn chân là bộ phận có cấu trúc giải phẫu khá phức tạp. Mỗi bên có đến 26 xương và 30 khớp, kèm theo khoảng 100 cơ, gân và dây chằng nâng đỡ. Nhờ sự kết hợp, hoạt động nhuần nhuyễn giữa các bộ phận giúp chân chịu được sức nặng và cân bằng trọng lượng cơ thể.
Thế nhưng, do ở vị trí thấp và luôn chịu nhiều áp lực, lòng bàn chân không thường xuyên được chú ý đến nên dễ chịu tổn thương, bao gồm tình trạng đau khớp.
Nguyên nhân gây nên đau khớp lòng bàn chân có thể là những yếu tố sau đây:
Nếu không được chăm sóc và can thiệp sớm, đặc biệt nếu có liên quan đến yếu tố bệnh lý, cơn đau khớp lòng bàn chân không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày, mà còn có thể để lại thương tật vĩnh viễn. Để phòng tránh tình huống này, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như sau:
Nước nóng có tác dụng giảm đau tại chỗ, tăng cường lưu thông tuần hoàn đến chân, giúp giảm tình trạng căng cơ, sưng bầm (nếu có) và hỗ trợ tinh thần được thư giãn, thoải mái hơn.
Đây là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng để xoa dịu những cơn đau khớp, giúp giảm tỏa áp lực đè nén vùng cơ và dây thần kinh, mang lại cảm giác thoải mái, nhất là khi được sử dụng kèm tinh dầu. Bên cạnh khả năng giúp cải thiện chứng đau mỏi và tê bì, xoa bóp thường xuyên còn giúp bạn tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng sưng bầm và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động.
Hãy tạm ngưng các hoạt động thường ngày và để chân của bạn được nghỉ ngơi, tránh gây thêm tổn thương và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Nghỉ ngơi cũng là cách giúp cơ thể có thời gian tự chữa lành, giúp cơn đau thuyên giảm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cử động và đi lại nhẹ nhàng, không nên chỉ ngồi im một chỗ vì có thể khiến chân gặp thêm chứng tê bì.
Bổ sung các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn một cách cân bằng và hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi bạn đang bị đau khớp bàn chân. Đặc biệt, bạn nên lưu ý một số nhóm chất có mối liên kết mật thiết với sức khỏe xương khớp như vitamin C, D, protein, canxi, chất khoáng,... Đồng thời hạn chế những thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng hoặc có nguy cơ gây hại cho cơ thể, ví dụ như rượu bia, thức ăn đóng gói sẵn, nhiều dầu mỡ, muối, đường,...
Chế độ rèn luyện với các bài tập thể dục cần có sự tham khảo, hướng dẫn bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét và chọn bộ môn phù hợp với thể trạng, tránh phải hoạt động gắng sức. Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ giải lao hợp lý, giúp cơ xương khớp không rơi vào tình trạng căng cứng quá mức, khiến những cơn đau xuất hiện.
Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp giảm đau, nghỉ ngơi nhưng cơn đau khớp lòng bàn chân vẫn kéo dài qua nhiều ngày hay tuần. Hãy đi thăm khám trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.
Để phòng tránh tình trạng đau khớp lòng bàn chân, bạn cần lên kế hoạch thời gian hoạt động, nghỉ ngơi trong ngày một cách hợp lý, luôn chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý và kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Bạn sẽ được thăm khám tổng quát nhằm phát hiện nguy cơ bệnh lý ngay từ sớm, đồng thời được tư vấn tận tình các phương pháp cải thiện vấn đề sức khỏe của bạn.
Hằng Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...